Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 38
  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi HUNG USD
    Phong cách làm cây bonsai trên thế giới có sử dụng nhiều kỹ thuật cắt giật này không?
    Vấn đề hướng nắng và chủng loại cây ảnh hưởng như thế nào lên phương pháp cắt giật để tạo tay cành? Nếu làm cây thương mại thì có nên sử dụng phương pháp cắt giật không? Mong nhận được chia sẽ.thanks
    Với mỗi loại cây thì phương pháp lại phải áp dụng khác nhau, ngay cả cùng một loài như sanh cũng có nhiều dòng khác nhau và phải sử dụng các cách khác nhau.

    Dòng lá kim, bắt buộc phải có mầm chồi mọc ra rồi mới cắt và không cắt khi lá còn non hay cắt hết lá.
    Dòng lá còn lại có thể cắt khi chưa có mầm nhưng phải tùy loại. Đơn cử như trong loại sanh, sanh Nam điền nhiều dăm, cắt đâu được đấy và sẽ đâm mầm đúng chỗ cần ra, các dòng còn lại cần cắt dài hơn một chút đề phòng mầm không mọc đúng chỗ.

    Minh thấy trên thế giới những cây đẹp cắt giật rất nhiều nhìn tay cành chụt chịt rất côn và đẹp. Những tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam cũng sử dụng nhiều kỹ thuật này, ngay cả trong thương mại cũng cần sử dụng. Riêng dòng sanh nếu không cắt giật sẽ không có giá cao nếu người mua là người am hiểu về cây cảnh nghệ thuật. Chúc anh em có những hướng đi đúng đắn [IMG]images/smilies/cheer.gif[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    0
    Bổ sung thêm vấn đề anh HungUSD đưa ra để anh em cùng bàn luận là vấn đề hướng năng trong khi cắt giật. Khi cắt cần chú ý đến thời tiết, thường thì mùa cắt là mùa ấm áp, không nắng gắt và khi cắt xong cần che mưa cho cây, nắng nhẹ sẽ làm cây sinh trưởng tốt hơn, vào mùa lạnh giá rét tuyệt đối không nên cắt trừ dòng lá kim, vào mùa nắng gắt cần che cho cây khỏi bị cháy. Do cây có tính hướng sáng nên để tạo tác một tác phẩm cần để cây nới thoáng đãng, không bị cây to che thì cây mới lên đều và theo ý muốn được. Nhiều trường hợp do bị im nên các mầm chồi mới mọc rất kém, có trường hợp còn không bật mầm. Kính mời các bậc tiền bối tiếp tục chia xẻ chủ đề rất hay này,

  3. #3
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Anh HUNG USD chắc đã tìm hiểu vấn đề này rất nhiều. Anh bổ sung chia sẻ tiếp nhé

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    bài rất hay và hữu ích

  5. #5
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    0

    Kĩ thuật cắt giật trong Bonsai

    Khi cành phát triển đạt theo yêu cầu, cần phải cắt chuyển nhịp (cắt dật). Chọn lấy mầm có được sự chuyển hướng tạo độ mở cho không gian của cành (tạo Bonsai, công việc cơ bản là thiết lập hệ thống cành. Cây Bonsai càng có ít cành càng hấp dẫn, ít mà đủ, bố cục vẫn chặt chẽ hài hòa. Với tư duy tạo ít cành, Bonsai thiên về dáng vẻ giản dị, khoáng đạt, các chi tiết kĩ thuật, các nét duyên dễ được khoe ra và đây chính là sức mạnh là ma lực hấp dẫn của cây. Các cây cảnh có cấu trúc độc đáo, đặc biệt hấp dẫn thường có vẻ ngoài gần gũi giản dị, lời ít ý nhiều.

    Cành phải tương xứng với thân từ điểm xuất phát ví dụ: Đường kính của thân khoảnh 8cm tỷ lệ cành phải khoảng 3cm đến 4cm. Muốn có đoạn cành đạtyêu cầu chúng ta thường phải nuôi cành xổng, trong quá trình này cũng cần uốn, co kéo… (miễn là có tác động làm cho đoạn cành không được quá tròn, quá thẳng) giúp cành Bonsai có dáng vẻ tự nhiên.

    Mỗi cành đẹp là một bộ phận cân đối, ăn nhập với bố cục tổng cây, cây và cành thống nhất làm nên một ngôn ngữ riêng biệt cho tác phẩm, đó là sự thành công của tác giả. Cành Bonsai đẹp phải là một bộ phận có không gian mở, các chi được phân bổ cân đối về các hướng: Trên-dưới; Trước-sau; Trong-ngoài. Các bộ phận của cành có thể là lớn, nhỏ, dài, ngắn, dày, mỏng… nhưng vẫn ăn với nhịp điệu của cây, vẫn bắt nhịp với xu thế, với hướng chủ đạo).

    Sau cắt dật cho cành vẻ khúc triết chuyển hướng không gian cho cành, chúng ta nuôi tiếp mầm, chồi đã chọn, lại nuôi đủ lớn theo yêu cầu tỷ lệ (tiếp tục quá trình uốn hoặc co kéo tác động cho cành, tạo độ mềm mại).


    Bước 1: Tuốt hết lá cây để kích thích cây mọc chồi, mầm mới từ các nách lá đã rụng trước đây.



    Bước 2: Cắt bớt 1 phần của chi để không bị rối, dễ quan sát và chọn lựa để tạo được 1 chi đẹp đạt tiêu chuẩn về độ uốn, lắc, kích thước, tự nhiên....



    Bước 3: Chọn và cắt bỏ phần thừa của nhánh sau đó đợi nhánh còn lại phát triển sẽ cắt giật tiếp hoặc cắt tỉa tùy nhu cầu và kích thước, hình dáng cây.



    Đang học biên soạn - Anh em đọc có chỗ nào ko hợp lý góp ý nhé, thanks

    Hình minh họa: bonsai4me

  6. #6
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    bài viết hay.cảm ơn anh nhiều

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    0
    Nếu muốn nuôi 1 cành cắt dật có đk 2cm, thì ta thả xổng cho cành lớn đến 2cm rồi cắt hay cành to cở nào thì cắt được vậy anh?thanks

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Theo em thì cành đó có đường kính khoảng 1,5cm là có thể cắt giật (đặc biệt với sanh và tùng). Nếu thả tới 2cm thì khi sau khi cắ đi chồi mới lớn dần và đồng thời cành cắt chính nó sẽ to dần và lớn hơn 2cm. Mong các Anh chỉ thêm vấn đề này, thanks

  9. #9
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    Có qui định hay chuẩn mực nào về số lần cắt dật so với chiều dài của cành để có 1 cành đẹp nhất không?thanks

  10. #10
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi HUNG USD
    Có qui định hay chuẩn mực nào về số lần cắt dật so với chiều dài của cành để có 1 cành đẹp nhất không?thanks
    Những câu hỏi của anh Hùng rất hay, mở ra một vấn đề thiết yếu. Với những cành dài, nếu được cắt giật nhiều sẽ rất đẹp, không cần quy chuẩn nhưng cứ khoảng 5cm cắt một nhát, tùy theo vị trí mầm nữa, đối với sanh thì tay bằng đầu đũa là có thể cắt giật rồi, to hơn một chút cũng không sao.

    Bài viết rất hay, Online tiếp tục phát huy nhé[IMG]images/smilies/thankyou.gif[/IMG]

Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •