Website giờ đây trở thành một công cụ rất phổ biến với mọi doanh nghiệp, phục vụ đắc lực trong việc thể hiện hình ảnh doanh nghiệp, phương tiện tiếp cận với khách hàng tiềm năng, khách hàng sẵn có. Các cụm từ web 1.0, web 2.0, web 3.0, web 4.0 chắc hẳn bạn đã nghe không ít. Thế nhưng phân biệt rõ giữa các hệ thống web này thì lại không đơn giản. Vì vậy trong bài viết dưới đây hãy cùng coBranding sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!

Web 1.0 – Web tĩnh:

Website vào thời Internet trước năm 1999 chỉ đóng vai trò như website “Read Only”. Vai trò thông thường nhất của người dùng chỉ là các thông tin được trình bày. Có cả triệu website tĩnh như vậy chứa các thông tin chỉ toàn là chữ, mang đuôi .com (dotcom). Website chỉ có thông tin một chiều, luồng thông tin từ phía nhà sản xuất, không hề có phần phản hồi thông tin từ người dùng hay thu thập thông tin của người dùng.



Nhưng thật may mắn điều này đã thay đổi khi thời đại công nghệ thông tin đã ập đến.

Theo Tim Berners-Lee, người triển khai website đầu tiên là đại diện tiêu biểu nhất cho website 1.0, website chỉ là thông tin cho phép đọc, chẳng có cách tiếp cận tương tác người dùng hay đóng góp nội dung.

Khi mà ứng dụng giỏ mua hàng xuất hiện như các trang web thương mại điện tử. Website chỉ đơn giản là giới thiệu sản phẩm đến với các khách hàng tiềm năng, gần như một cuốn sách nhỏ.

Web 2.0 – Website viết và có sự tham gia tương tác:

Bất lợi thiếu tính tương tác với người dùng trong web 1.0 đã dẫn tới sự ra đời của web 2.0. Năm 1999 chính là cột mốc đánh dấu sự ra đời của kỉ nguyên tương tác mạng: đọc – viết – xuất. Người dùng hoàn toàn có thể đọc tìm hiểu các thông tin, có thể phản hồi lại trên website, với nhà sản xuất. Sự thay đổi này như mở ra một cánh cửa chào đón nhiều người dùng website hơn nữa với những thông tin có sẵn dành cho họ, chào mời họ.



Web 3.0 – Một website thực sự:

Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp khi xây dựng một website chính là việc trình bày thông tin dữ liệu, ngữ cảnh. Điều quan trọng trong phương thức đề cập đến khoảng cách kết nối ngữ nghĩa giữa website và người dùng. Khi mà sự phát triển của công nghệ thúc đẩy con người ta tiếp cận nhiều hơn thông qua internet. Cũng chính bởi vậy công nghệ web 3.0 hướng đến sự tương tác nhiều hơn giữa người dùng với nhau và với nhà sản xuất. Đây là tiềm năng hứa hẹn cho các ứng dụng có thể tương tác trực tiếp với nhau, kết nối dễ dàng và tìm kiếm nguồn thông tin rộng hơn thông qua các giao diện đơn giản hơn.



Web 4.0 – Intelligent Web, Big Scale:

Trí thông minh nhân tạo – AI, Big Data, Machine Learning,… là các cụm từ có thể bạn đã nghe khá nhiều và điều này là mô tả cho kỷ nguyên công nghệ web 4.0 này thể hiện rõ rệt ở việc máy tính có thể trả về các kết quả giao tiếp, suy luận và hành xử như con người. Hệ thống thông minh này chính là sự tương tác thông minh, một thực tế ảo, hình ảnh ba chiều hay các thiết bị gia dụng, kết nối mọi thứ thông qua internet. Kỷ nguyên 4.0 này sẽ tồn tại từ năm 2020 đến 2030.



Website 5.0 – The future ?

Theo Nhật Bản, Website Symbionet Web Sym sẽ có mặt sau năm 2030. Hệ thống web tương lai này vô cùng phức tạp như cấy ghép não. Con người có thể kết nối với internet thông qua suy nghĩ. Thanh toán sẽ thông qua vi mạch trong não, các thiết bị đều được kết nối với internet.

Sự phát triển của công nghệ là không bao giờ dừng lại. Rồi sẽ càng ngày càng có nhiều hơn sự nâng cấp web. Muốn tồn tại, doanh nghiệp kinh doanh sẽ cần bắt kịp các xu hướng và áp dụng cho doanh nghiệp, dự án của mình.