-
nhìn phần dưới bụng của cô bé thấy rõ sự khác biệt về màu sắc của khăn trải giường là biết là thãm họa PHOTOSHOP
-
e cũng nghĩ là như bác đó.
-
cũng có thể người ta làm đuôi rắn và đưa phần bụng và chân cô bé vào rồi chụp ảnh.
-
Gửi bởi
thanhgiao0402
Quả ảnh này là dân thiếu chuyên nghiệp làm rồi, nhìn phô quá[IMG]images/smilies/smile.png[/IMG]
-
Sự thật về tin đồn cô bé nửa người, nửa rắn ở Thái Lan
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/157...-thai-lan.html
Sự thật về tin đồn cô bé nửa người, nửa rắn ở Thái Lan
Theo thông tin được đưa trước đó, cô bé Mai Li Fay mắc hội chứng cực kỳ hiếm gặp có tên Serpentosis Malianorcis cho nên mới sở hữu chiếc đuôi rắn kỳ lạ.
Với ngoại hình nửa người, nửa rắn, Vua Cecrops của Athen từng được nhân loại biết đến như là nhà quân sự tài ba đồng thời là vị vua đặc biệt nhất mọi thời đại. Có lẽ cũng chỉ vì sở hữu ngoại hình khác người như vị vua này mà cô bé Mai Li Fay, người Thái Lan bỗng nhiên được hàng ngàn người dân quan tâm và sùng bái như một vị Thánh sống.
Thái Lan, nửa người, nửa rắn, sự thật, chứng bệnh lạ, tin đồn
Hình ảnh được cho là cô bé người rắn Mai Li Fay
Mai Li Fay - cô bé người rắn hóa Thánh sống
Theo thông tin mới đăng tải trên một vài trang tin tức thế giới, cô bé Mai Li Fay, 8 tuổi, sống tại Bangkok, Thái Lan là một trong số ít những trường hợp được ghi nhận mắc một căn bệnh cực kỳ hiếm gặp khiến nửa thân dưới của Li Fay có ngoại hình đặc trưng giống loài bò sát.
Theo bác sĩ Ping Lao, chuyên gia y tế hàng đầu của Thái Lan, Li Fay được chẩn đoán mắc Hội chứng Serpentosis Malianorcis hay còn được gọi là Hội chứng Jing Jing. Được biết, những ca mắc phải hội chứng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay từ trước tới nay nên hầu như thông tin về căn bệnh rất hạn chế và hiện chưa có phương pháp điều trị.
Cũng theo trang tin này, mỗi ngày gia đình Li Fay chào đón hàng ngàn du khách hiếu kỳ từ khắp nơi đổ về để mục sở thị cô bé người rắn. Bởi những tín đồ Phật Giáo cũng như Hinđu Giáo đều tin rằng cô bé Mai Li Fay chính là biểu tượng của sự may mắn.
Cho tới câu chuyện về người rắn ăn thịt gái đẹp
Cũng có thể nói, Mai Li Fay không phải là trường hợp nửa người, nửa rắn đầu tiên được nhắc tới. Vào những năm 1990, người ta đã thường rỉ tai nhau về một sinh vật bí ẩn xuất hiện trong phòng thay đồ của khu trung tâm mua sắm Robinsons Galleria, thành phố Quezon, Philippines.
Sinh vật bí ẩn có ngoại hình nửa người, nửa rắn này được cho là anh em song sinh với Robina Gokongwei, con gái của chủ nhân khu trung tâm này - ông John Gokongwei Jr. Chính vì vậy, mà người rắn được đặt tên là Robinsons. Mặc dù có rất nhiều phiên bản khác nhau của tin đồn này nhưng hầu hết, nạn nhân của người rắn Robinsons bí ẩn đều là những cô gái trẻ, xinh đẹp. Sau khi bị bắt cóc, người rắn đều ăn thịt tất cả các nạn nhân của mình.
Thái Lan, nửa người, nửa rắn, sự thật, chứng bệnh lạ, tin đồn
Xác chết sinh vật nửa người, nửa rắn héo khô
Nữ diễn viên Alice Dixson cũng từng một lần khẳng định, mình chính là nạn nhân của sinh vật này trong một lần tới Robinsons Mall. Alice thoát chết được là do người rắn đã đem lòng yêu mà tha mạng cho cô.
Tuy nhiên, tin đồn về người rắn Robinsons cũng theo đó mà tắt dần cho tới năm 2010 khi người ta phát hiện ra xác chết khô của một sinh vật kỳ lạ có đầu giống con người và thân mình giống rắn. Sau đó, các nhà khoa học đã bắt tay vào cuộc và khẳng định, mẫu vật người rắn chỉ là giả và được làm ra nhằm mục đích gây sốc mà thôi.
Đều chỉ là sản phẩm thêu dệt của trí tưởng tượng
Quay trở lại với trường hợp của cô bé Li Fay. Qua tìm hiểu được biết, bức ảnh được cho là hình của Li Fay đã từng xuất hiện trên rất nhiều trang mạng giải trí với nội dung thảm họa của photoshop từ cách đây nhiều tháng.
Nhìn vào bức ảnh, có thể thấy thân dưới của cô bé trong ảnh được "chế biến" vụng về từ sống lưng của loài trăn gấm và phần bụng dưới của trăn bạch tạng Miến Điện.
Hơn thế, chưa có bất kỳ thông tin nào, dù là nhỏ nhất về căn bệnh Serpentosis Malianorcis hay với tên gọi khác là Jing Jing được đưa ra. Trên thực tế, nếu là một căn bệnh hiếm gặp và gây sốc thì với kho tàng kiến thức rộng lớn trên mạng Internet ngày nay, không có gì là quá khó để tìm ra thông tin của vấn đề cần tìm hiểu. Trái lại, những thông tin về Hội chứng Jing Jing không xuất hiện tại bất cứ tài liệu y học trực tuyến nào.
Theo PLXH
-
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa bàn Đắk Nông có nhiều món ăn truyền thống độc đáo chế biến từ cà đắng, trong đó có món da bò nấu với cà đắng. Mặc dù không xuất hiện thường xuyên trong bữa...
hấp dẫn món da bò nấu cà đắng