-
Kỹ thuật ghép xương rồng Phần 3
CÁCH TẠO CÂY XƯƠNG RỒNG KIỂNG GHÉP NHIỂU GIỐNG
-Xương rồng có nhiều loại nhưng phải chọn loại có gốc lớn, sinh trưởng mạnh thì mới có đủ
sức “mang vác” trên mình vài chục cành của đồng loại, tốt nhất là dùng cây xương rồng độc
trụ (Escontria Chiotilla) vì loại nầy không những khõe mà khi ghép cũng dể “dính” hơn
Cách làm như sau[IMG]images/smilies/cheer.gif[/IMG]hon nhánh cây xương rồng độc trụ lớn , trồng vào nơi đất tốt, hoặc vào
chậu lớn có nhiều phân mục, Sau khi trồng khoản 6 tháng đến 1 năm dùng dao nhỏ cắt bỏ”
ngọn” , sau khi cắt khoảng 1 tháng, gần chổ vết cắt cây sẽ ra nhiều” nhánh” Cấp 1 (NC1),
chọn 3 “Nhánh” to, khõe (Phân bố đều ở 3 phía), so còn lại tỉa bỏ>Sau khi NC1 ra được
khoảng 6 tháng thì tiếp tục cắt “ngọn” của NC1 để chúng ra “nhánh” cấp 2 (NC2). Để cây sau
nầy đở nặng nề, chen chúc nhau, mổi NC1 chỉ nên để 2 NC2 (lúc nầy cây đã có 6 NC2).
Chờ khoản 6 tháng sau thì lựa ra 3 NC2 để làm” gốc ghép”, 3 NC2 còn lại tiếp tục cắt “ngọn”
để to ra “nhánh” cấp 3 (NC3). Sáu tháng sau lại chọn lấy 1 nữa so NC3 làm” gốc ghép” ,
số còn lại tiếp tục cắt” ngon”. Để chọn nhánh cấp 4…Trong khi chờ đợi để cây ra NC1, NC2…
thì phần thân dưới của cây mẹ cũng ra thêm “Nhánh”mới. Có thể ghép giống khác lên những
“Nhánh” mới nầy, tạo cho cây cân đối cả trên và dưới. Nhớ là 1 khi đã có gốc ghép, thì phải
tranh thủ ghép liền, nếu để lâu “góc ghép” có thể ra “nhánh” mới sau nầy không ghép được.
Muốn cho cây trở thành cổ thụ thì phải tiếp tục chăm sóc cây thêm vài năm nữa, đến khi đó
những giống đươc ghép vào sẽ còn sinh con đẽ cái làm cho màu sắc và hinh thể của cây đẹp hơn.
-Về cách ghép từng giống lên các “Gốc ghép” đả to sẳn. có thể tiến hành như sau:dùng
dao mỏng (Loại nhọn mũi chuôi vàng của thai lan)cắt “ngọn” của” gốc ghép”, sau đó cắt gọt lại
xung quanh chỗ vừa cắt để chổ cắt có high dáng hơi tù một chút. Trên cây cần lấy giống cắt
lấy 1 “nhánh” (thường là 1 high trứng, high cầu, high cầu hơi dẹt một chút hay high trái hỏa tiển…
phần nầy gọi là “cành ghép”)Sửa lại mặt cắt ở dưới đáy của “cành ghép”Chồng lên mặt cắt của”
gốc ghép”sao cho 2 mặt cắt tiếp xúc với nhau trên cùng 1 mặt phẳng, sau đó dùng dây chỉ giàng
quấn chặt”cành ghép” vào “gốc ghép”Sau mỗi lần ghép cần che mưa, nắng cho cây, ngưng tưới
nước khoảng 5-7 ngày để nước không xâm nhập vào chổ ghép.
-Về cây để lấy giống có thể mua tại các điểm bán cây kiểng
Ghép xương rồng uơm hạt lên xương rồng diệp long
(Pereskiopsis chapistle)
- Cắt 1 đoạn dài 6-8 cm ở phần ngọn của cây xương rồng Diệp Long lá nhỏ. bỏ bớt 2 lá dưới, và
vạt nêm 2 bên gốc.
- Cắm vào chậu nhỏ như ươm các loại xương rồng khác. Dể mát 5 ngày, sau đó đem ra nắng 80%
- Sau 20 ngày kể từ khi cắt trồng, ta có gốc ghép sẳn sàng cho việc ghép cây con xương rồng ươm
hạt
- Cột chỉ vào dưới chổ sẽ cắt ghép ( chỉ dài cở 3cm)
- Dùng dao lam cắt ngang chỗ sẽ ghép (cách ngọn 2cm) to thành mặt phẳng ghép
- Lấy cây xương rồng từ hộp ươm ra ( xương rồng Lobivia sp. Ươm hạt được 3 thánh tưổi)
- Dùng dao lam cắt ngang thân cây xương rồng ươm hạt. nên cắt laị lần 2 một lát mỏng để tạo
mặt phẳng ghép tốt
- Đặt đỉnh xương rồng ươm hạt lên mặt phẳng gốc ghép xương rồng Diệp long. Chú ý đặt đúng
trọng tâm . (Gốc ghép cũng được cắt lại 1 lát cắt mới để to mặt phẳng ghép tốt hơn)
- Sau khi ghép xong, cột chỉ, xiết nhẹ, đem vào nơi khô ráo 3-5 ngày, sau đó có thể đem ra môi
trường nuôi trồng bình thường
-Dặc điểm của việc ghép xương rồng ươm hạt lên xương rồng diệp long là:
- Cây giống ghép sẻ phát triển cực nhanh, bỏ qua giai đọan nuôi trồng cây xương rồng ươm hạt
lúc nhỏ, rất khó và chậm
- không đòi hỏi con giống có kích thước lớn, đường kính từ 3-5mm là có thể thao tác ghép được
- Cây góc ghép thực hiện ít tốn thời gian, dễ làm
Kỷ thuật ghép xương rồng Cactaceae ghép trên xương rồng 6 cạnh (Stenocereus pruinosus)
- Gốc ghép là xương rồng 6 cạnh đã được vạt xéo ở gốc.
phơi noi râm mát 10-20 ngày rồi mới đem trồng vào chậu nhỏ
- Sau 2 tháng trồng, bộ rễ phát triển tốt, thân xương rồng săn chắc, có thể sử dụng làm gốc ghép.
Thường cắt bỏ gai để dể thao tác
-Bước 1:Cắt ngang ngọn gốc ghép, khoảng 3cm tính từ ngọn trở xuống, để to mặt phẳng ghép ban
đầu
-Bước 2:Vạt xéo các cạnh bên của gốc ghép để to 1 mặt phẳng có tiết diện gần như là high tròn
-Bước 3:Gọt sửa để to mặt phẳng của đường tròn. Đường tròn lúc nào cũng nhỏ hơn đường kính
mặy cắt ở con giống ghép
-Bước 4:Tách con giống từ cây mẹ. nên dùng mũi dao để cắt tốt hơn là bẻ vì dể làm tổn thương
cây mẹ, cây con
- Bước 5:Cắt ngang phần gốc giống ghép để tạo mặt phẳng ghép. Lát cắt phải dứt khoát, không
ngập ngừng. Mặt phẳng cắt nầy lúc nào cũng lớn hơn mặt phẳng của gốc ghép.
- Bước 6:Cắt thêm 1 lát mỏng kế dưới lớp cắt đầu tiên (1-2mm)sẻ to được 1 mặt phẳng không
bị lõm
- Bước 7:Cắt ngang gốc ghép thêm 1 lát cắt mỏng để tạo 1 mặt phẳng ghép mới thật phẳng
(thao tác nhanh, dứt khoát, liền lạc)
- Bước 8:Đặt con giống lên mặt phẳng cắt ghép đúng ngay trung tâm
- Bước 9[IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG]ùng chỉ quấn vài vòng vào búi gai để làm điểm xuất phát của dây cột chằng
- Bước 10:Vòng cột đầu tiên phải cẩn thận, phải vịn phụ để không làm rớt con giống
-Bước 11:Cây xương rồng ghép sau khi được cột chằng qua nhiều vòng, chia đề dây cột ra tất
cả các phía để 2 mặt phẳng tiếp xúc đều. Lực cột vừa xiết tay là được, không làm dập xương rồng
- Có thể thay thế chỉ cột bằng dây thun đă được nối dài, sao cho lực căng của dây không quá mạnh
làm dập xương rồng (Chú ý quan trọng)
-Vòng dây đầu tiên từ đáy chậu lên đỉnh ngọn xương rồng ghép. Chia đều 2 bên để dây không bị
lệch tâm, làm bật cũ xương rồng giống phía trên
- Dùng 1 vòng thun cột ngang để to lực căng của các sợi thun lên đầu con giống thẳng gốc với mặt
cắt ghép, đồng thời làm thun không bật ra. Việc côt bằng dây thun giúp ta thao tác nhanh , lực căng
của thun làm 2 mặt phẳng ghép tiếp xút tốt hơn. Nhưng nếu lực căng quá lớn thì lại làm dập cây
xuơng rồng. Công việc nầy đòi hỏi phải thao tác quen sau nhiều lần tháp ghép rút kinh nghiệm
-Bước 12[IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG]ùng nylon trùm đầu nơi tháp ghép để tránh ẩm. Đem để nơi khô ráo, mát trong 7-10
ngày.
Sau đó tháo dây để có thể đem ra vườn để nuôi trồng
-Cây phát triển tốt sau 3 tháng ghép
Kỷ thuật đổi chân ghép
-Đối với một số cây xương rồng sau khi được tháp trên chân thanh long gai, qua thời gian nuôi
trồng đã phát triển quá lớn, không cân đối với chân tháp dể bị ngã đổ. Ta phải ghép đổi chân để
ho cây xương rồng phat triển tiếp tục.
Trong trường hộp nầy thường ngưới ta sử dụng chân xương rồng 6 cộng
-Bước 1:Cắt ngang phần ngọn gốc ghép nơi vị trí định tháp ghép
-Bước 2:Vạt xéo các cạnh sao cho mặt phẳng ghép không còn cấn các cạnh võ ngoài của gốc
ghép
- Bước 3:Cắt ngang phần thân của cây giống cần ghép ở phần có tiết diện lớn nhất (1/2 thân)
- Bước 4:Phần thân còn lại của gốc cây giống ta dùng làm giống, sau nầy sẽ nhẩy con. Chú ý bôi
thuốc chống úng lên mặt cắt, để khô cây trong 1 tuần cho lành vết thương rồi mới đem ra ngoài. -
-Phần ngọn lấy ra để tháp ghép
- Bứơc 5:Cắt lại 1 lát cắt kế trên lát cắt đầu tiên nhằm tạo 1 mặt phẳng thật tốt đồng thời làm sạch
việc tươm nhựa ở vết cắt đầu
-Bước 6 :Đặt con giống lên mặt phẳng cắt ghép đúng ngay trung tâm con giống
-Bước 7:Côt chỉ chằng qua lại nhiều vòng, chia đều dây cột ra tất cả các phía
-Cây xương rồng sau 20 ngày tháp ghép đã bắt đầu phát triển đỉnh sinh trưỡng (Gai nhú lên)
-
ghép xương rồng bạn nên giúp anh em bằng nhiều hình ảnh cụ thể ,không có hình thì không thể hình dung được
-
mình đọc mà hơi khó hình dung nếu bạn chỉ bắng hình ảnh cụ thể thì dể hơn .cảm ơn bác nhiều
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Khu dự án Phúc Yên Prosper Phố Đông được xây dựng bởi Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Dịch vụ Minh Hưng phân bố hợp lý sống nhộp nhịp ngân hàng hỗ trợ. Phúc Yên Prosper Phố Đông phân bố hợp...
Dự án chung cư cao cấp Phúc Yên Prosper Phố Đông di chuyển dễ dàng