Gửi bởi
nuhaokiet
Viêm xoang và viêm xoang dị ứng là căn bệnh mà hiện nay trong lĩnh vực y học hiện đại đã có các phương pháp điều trị nội khoa hay ngoại chuyên khoa (phẫu thuật).
Tuy nhiên kết quả nhiều khi chưa thỏa đáng mà vẫn hay gặp những trở ngại như bệnh không khỏi hẳn hay sau một thời gian rất có thể bệnh tái phát lại. Để giúp tham khảo và có thể áp dụng khi cần thiết, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị liệu từ đông dược nếu như cơ địa thích ứng nhiều khi lại hiệu nghiệm.
Trường hợp viêm xoang cấp:
Triệu chứng biểu hiện như: Bệnh mới phát, ngạt mũi, chảy nước mũi vàng, có mủ, xoang hàm, xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo triệu chứng toàn thân, sợ lạnh, sốt nhức đầu.
Phép trị liệu: Thanh phế, tiết nhiệt, giải độc là chính.
Phương thuốc gồm: Ngân hoa 16g, Ké đầu ngựa 16g, Chi tử 8g, Mạch môn đông 12g, Hạ khô thảo 16g, Tân di 12g, Hoàng cầm 12g, Thạch cao 40g. (Nếu người bệnh có sợ lạnh, sốt nhức đầu bỏ Hoàng cầm, Mạch môn, thay Ngưu bàng tử 12g, Bạc hà 12g).
Kết hợp châm cứu huyệt: Hợp cốc, Khúc trì, Nội đình, Thiên ứng, Thái dương, Đầu duy, Ấn đường, Thừa khấp, Quyền liêu.
Trường hợp viêm xoang mạn:
Triệu chứng biểu hiện như: Bệnh kéo dài, xoang hàm, trán ấn đau, thường chảy nước mũi có mủ, mùi hôi, khứu giác giảm, nhức đầu thường xuyên.
Phép trị liệu: Dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt.
Phương thuốc gồm: Sinh địa 12g, Huyền sâm 12g, Đan bì 12g, Mạch môn đông 12g, Kim ngân hoa 16g, Ké đầu ngựa 16g, Tân di 8g, Hoàng cầm 12g, Hà thủ ô 20g.
Ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần.
Kết hợp châm cứu huyệt: Thiên ứng, Thái dương, Đầu duy, Ấn đường, Thừa khấp, Quyền liêu, Hợp cốc.
Trị viêm xoang dị ứng:
Viêm xoang dị ứng thường do phong hàn kết hợp với khí phế hư và vệ khí hư, bệnh hay tái phát, ngạt mũi, chảy nước mũi, xoang hàm, xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo triệu chứng toàn thân như sợ lạnh, sốt, nhức đầu, khi gặp thời tiết lạnh làm bệnh nặng hơn.
Bởi vậy phép trị liệu là phải: Bổ khí, cố biểu, khu phong, tán hàn.
Như vậy phương thuốc gồm:Quế chi 6g, Cam thảo 4g, Sinh khương 4g, Ma hoàng 6g, Tang bạch bì 10g, Bạch chỉ 12g, Ké đầu ngựa 16g, Hoàng kỳ 16g, Xuyên khung 16g, Tế tân 6g, Bạch truật 12g, Phòng phong 6g, Bán hạ chế 8g, Ngũ vị tử 4g, Hà thủ ô 20g, Bạch thược 12g, Đẳng sâm 16g, Táo tàu 6g.
Ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần.
Kết hợp châm cứu huyệt: Đại chùy, Phong môn, Phế du, Cao hoang, Nghinh hương, Hợp cốc, Túc tam lý.
Theo Nông nghiệp VN
Ý nghĩa của lăng mộ đá là gì? Lăng mộ theo quan niệm dân gian nó giống như ngôi nhà của người quá cố… Đối với tâm linh của người Việt thì con người khi mất không phải là đã kết thúc mà chỉ là đi...
Báo giá lăng mộ đá đẹp được thi công tại thái bình