Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 45
  1. #21
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Để tìm phôi mini TLH, tôi nghĩ không phải khó, nhưng phôi đẹp, ưng ý, theo chủ đích thì chọn kỹ lưỡng một chút. Đã là phôi mini thì trước tiên phải thu cây về một phôi giảm chiều dài cành, chiều cao cây tối đa

    Tôi đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ chia sẻ về chọn cây TLH ở cửa hàng cây cảnh về cắt làm phôi mini như sau để ace tham khảo:

    1. Chọn phôi có thân vót sẵn gốc các nở càng tốt, thường phôi này gốc phải có nhiều chi cấp 1. Nhìn từ xa thì cây lùn mà có bụi to, rồi ta cứ vào xem kỹ bới ra xem thế nào mà chọn

    2. Rồi chọn phôi đã có nhiều cành sát gốc rồi, lại phải chọn những cành này có nhiều lá, mầm ở gần gốc cành. Điều này cần thiết cho nhát cắt phôi đầu tiên chúng ta đã rút được đáng kể chi cấp 1 cho phôi. Mục đích sau này là rút chi tạo vót

    3. Ưu tiên chọn cây, sau khi sửa vài đường đã có cây chơi (điều này thì tuyệt rồi còn gì), đôi khi may mắn chúng ta cũng sẽ bắt gặp.

    4. Và điều nên nhớ trong đầu, khi cây đang ra lá non thì mời các bác cứ mang cây về nguyên bầu cho tôi, không được động thủ, nuôi một thời gian khi lá chuyển sang già đanh rồi sẽ động thủ để đảm bảo cây luôn luôn sống 100%

  2. #22
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Thường đi làm về tôi hay đi qua một dãy phố có vài cửa hàng bán cây cảnh, vì vậy hay ngó nghiêng xem có giống loài cây gì đẹp thì mua về tạo tác. Thì thấy họ bán rất nhiều cây con Tùng La Hán cao chừng 20-50cm, xong chúng đều có mầm xanh mơn mởn mới bung. Thấy đúng chủng loại mình cần mua rồi vì vậy cứ để vậy khi nào lá chúng biến đổi già (tức không có lá non) mình sẽ vào đấy tha hồ mà chọn. Tại sao vậy? vì nhà tôi không cho phép mang cây nguyên bầu về nuôi trong nhà - không gian không có chỗ cho việc để cây này, vì vậy tôi phải chờ thời cơ để mua.

    Vài tháng sau cơ hội đã đến, vào tha hồ chọn vài chục cây trong đó, cứ soi gốc, xem cây nào đế đẹp, nở, cắt thu được ban đầu ngắn thì chọn. Tuy nhiều vậy xong chọn được cây ưng ý để thu làm mini cũng không dễ, vì đa số chúng đều cao ngổng, tít trên mới có lá và mầm. Nhưng cuối cùng cũng chọn được phôi tương đối, gọi là làm được:

    Tiếc rằng không có hình cây ban đầu cho các bác xem, nên chỉ trình bày ý tưởng làm bằng cách vẽ lại hình cây này.
    Sau khi rũ đất, họ trồng trong mụn dừa trấu sống nên rũ cái bung hết đất và cắt cây rút ngắn tôi u các chi cấp 1 xuống tới mắt lá, trồi gần gốc nhất


    Chú ý các vết cắt cành đã rút tối ưu tới nơi có lá, có mầm và bôi keo liền sẹo cho chúng khỏi chảy nhựa
    Để ý sẽ thấy giai đoạn cắt phôi này các lá đều xanh thẫm già đanh

    Tiếp theo đó cắt rễ cái (rễ chuột) tới sát luôn để cho được vừa trong mini mỏng handmade đã có sẵn (mục đích là chọn cây cho cái chậu thừa này- để tận dụng và trải nghiệm) như hình

    Chú ý là không bôi keo liền sẹo vết cắt rễ cái nhé, như các bác đã biết nhiều khi phôi lấy vết cắt để làm chỗ mao dẫn nước để làm tươi cây. Và nên để càng nhiều rễ con, rễ cám lại thì càng tốt, tỷ lệ sống chắc chắn sẽ cao hơn nhiều, nếu không có một chút rễ nào.

    Chùn bao linong lên thân cây để hở phần vết cắt vài tiếng, phun ẩm. Rồi trồng vào cái chậu handmade bằng đất sét trắng như sau

    Chưa nung, so sánh với bật lửa để biến kích thước mini của chậu



    Sau khi nung có bị lỗi gẫy chân. song dùng keo 502 gắn lại hơi cập kênh một chút nhưng dùng được

  3. #23
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    0
    Như các bác biết tôi chọn Cách 1 như đã giới thiêu, để tạo tác nuôi mini, cứ trồng luôn phôi ban đầu vào một chậu mà sau này làm chậu thành phẩm cho cây, hoặc nếu có thay chậu có khi lại thay cho nó chậu to hơn ban đầu cũng nên, mục đích và lý do:

    1. Nếu cây đã sống thì coi như sống luôn tới khi thành phẩm, còn toi thì đi tìm phôi khác thay thế cho nó nhanh (có nghĩa là làm cho em nó thuần chậu ngay). Chứ cây đã thành phẩm rồi lại cắt gọt tỉa... rồi cho sang chậu nhỏ toi thì không chơi

    2. Lý do là nhà không thể nuôi được chậu lớn, do không có không gian bày

    Nhưng phải nói thật một điều đối với dạng khó tính như TLH này thì tôi đã làm 03 phôi như các bước trên mà chúng vẫn sống ầm ầm, đâm tược phát triển bình thường chưa chết một phôi này. Nên nhớ chỉ với 03 cây thôi nhé, phép thử này chưa thật tin cậy vì mới thử ít

    Như phôi trên tôi cho luôn vào chậu Handmade đã có chờ sãn, chỉ tìm phôi về trồng:

    Còn chất trồng: TLH như các bác xem, tôi đọc thấy một vài anh em nói chúng ưa đất cát pha vì vậy chất trồng của tôi cát 60% là cát + mụn dửa + chút ít đất thịt lấy ở bờ kênh về. Cũng như các cây của tôi luôn phủ một lớn xơ dừa xé nhỏ ốp lên mặt chậu nhằm mục đích tưới, nước mưa bắn vào không bị bung đất trong chậu:
    Và đây là hình em nó khi mới cắt trồng trên chậu mini Hình này chụp ngày 2/3/2015

  4. #24
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    Các bác đã từng mua cây, mua phôi hầu hết đa số chúng ta đều đã có ý tưởng ban đầu trước sẽ làm được cây như thế nào, định hướng nó như sao có nghĩa là các bác sẽ tạo ra một bản thiết kế ban đầu, cũng có thế trong đầu môi người đã có ý tưởng đó. Như cây này tôi cũng vậy, sẽ làm ra một cây theo kiểu sau:

    Và thế là để đạt được mục đích như hình vẽ thì:
    Trước hết nuôi phôi khỏe mạnh, rồi đợi các lá mầm già ta tiến hành cắt sửa phôi lần 2.
    Tại sao lại phải chờ đến như vậy, sao không cắt phéng đi cho thành hình phôi như demo có hơn không???. Điều này chắc các bác đã biết, nếu ta cắt ngay cụt mất 02 chi cấp 1 lớn như vậy thì sẽ để lại vết sẹo lớn, mất nhựa nhiều, cây khó phục hồi hơn. Còn nếu để thì ta có nhiều lá thở để cho phôi phát triển hơn, khi cây mạnh cắt đi thì các vết đó cũng nhanh liền sẹo hơn, vì cây khi này đã có nhựa tích và sức sống của chúng đã mạnh hơn rồi.

    Các cành đợi cây khỏe sẽ cắt được đánh dầu khoanh đỏ mũi tên chỉ

    Mặt bên kia của cây

  5. #25
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    Sau khi triệt hạ các cành to, không cân đối gận gốc, lựa chọn thân trên. Và cũng là ý định ban đầu lấy tối đa các chi có sẵn gồm 4 chi, sau đó xuất hiện tiếp thêm 1 chi nữa ở gần gốc, thì được hình như sau:
    Chụp các góc để cho dễ nhìn:




  6. #26
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Dùng dây lấy ngọn lấy cành phóng
    Hình chụp ngày 20/6/2015


    Cập nhật hình mới so sánh lon bia


  7. #27
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Như các bác đã xem các hình quá trình làm cây TLH mini của tôi ở trên thời gian đào tạo mới chỉ có vẻn vẹn gần 4 tháng vì vậy, mới chỉ bắt đầu hình thành các cành, ngọn cơ bản để định dáng theo thiết kế. Cái khó nhất là nuôi làm sao cây nhỏ nhưng lại ra nhiều chi để cho mình lấy mình làm. Đã ra nhiều chi rồi mà còn phải kích mầm làm sao ra đúng khoảng vị trí cần thiết để lấy cành, lấy chi thì mới là khó. Vì vậy, bản thân cũng đã từng đọc cách làm cho TLH ra nhiều chi cành. thì phải làm theo các bước sau:
    Để kích mầm thì làm theo thứ tự:
    1. Đợi lá tùng già, tức là đã tích đủ nhựa, cây có nôi lực xung mãn
    2. Tiến hành vặt lá ở phần dưới
    3. Bấm tất cả các đầu đọt của cây

    Điều này tôi thấy 1,3 là hoàn toàn đúng
    Còn bước thứ 2 phía trên thì cần phải xem xét lại. Ở hai cây tùng trước đã bị gió thổi mất tôi có áp dụng cách này, vặt hết lá già ở dưới chân cành để ở chỏm đầu đồng thời bấm hết đầu các ngọn để kích mầm. Song mầm lại toàn mọc ở các lá chưa vặt, tức là phía trên ngọn, nơi mình không cần xuất hiện chi để làm cành. Vì vậy, đối với cây này tôi chỉ cắt ngắn lá thôi không vặt nữa và cũng bấm ngọn cành (chừa lại cành làm nối thân) thì thấy mầm mọc đúng ý định phía chân cành

    Và kết quả đang như ý muốn: Cành phóng đã xuất hiện 03 chi
    Phía dưới thân: Xuân hiện 01 cành nữa

    - Và sẽ tiếp tục nuôi, cho thân nối ngọn to hơn, đang dùng dây định hướng ngọn cho hướng thiên mục đích cho nhanh lớn, đạt kích cỡ nối thân thì hạ xuống thấp và kích mầm nối tiếp và lấy thêm cành. Còn cành kia thì bẻ xuống làm cành phóng bấm ngọn đã ra 03 chi như đã nói.

    - Quá trình nuôi trong chậu siêu nhỏ này thì cây sẽ tự rút lá nhỏ lại so với cây sống ở môi trường bình thường còn khoảng 1/4-1/3 lá, như thấy trên các cây đã nuôi trước đây.


    Hình vẽ ý tưởng định hướng tiếp sau này:




    Điểm cần lưu ý:

    - Đối với TLH không nên động thủ khi cây đang ra lá non vì trong giai đoạn này cây đang phát lệnh ra chóp rễ, nếu động thủ, kể cả thay chậu cũng dễ chết, do động gốc đứt hết các đầu chóp rễ mới hình thành

    - Không để cành nào không có lá, nếu không chúng sẽ tạo lũa, tuột da ngay.

    Đến đây đoạn viết về tạo tác TLH của tôi xin tạm dừng để sang chủng loại cây khác, chúc ace vui vẻ.

  8. #28
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    0
    Phần IV. GIỚI THIỆU QUA VỀ MỘT VÀI ĐIỀU CỐT LÕI TRONG TẠO TÁC

    Để tiếp tục cho chùm bài viết và phần tiếp theo, tôi giới thiệu qua về bài viết, làm thế nào để tạo được một cây trong chậu, nhưng nó mô phỏng được giống như một cây ngoài tự nhiên và cao hơn nữa là một cây cổ thụ ngoài tự nhiên

    Thật ra các kỹ thuật tạo tác thì rất nhiều trên diễn đàn, song điểm mấu chốt hoặc điểm tất yếu để làm cây bonsai là ở đâu, thì vẫn còn lờ mờ, chưa rõ. Vì vậy tôi đưa ra một quan điểm, mốn làm một cây bonsai trước hết chúng ta phải biết “Tạo vót” có thể nói đây là chìa khóa để tạo tác bonsai nói chung và bonsai mini nói riêng. Còn kỹ thuật tạo vót như thế nào ; Cây bonsai đẹp cần những gì…thì xin phép nói sau, hoặc các bạn tìm đọc trên các topic khác. Vì vậy Slogan của tôi mới như chữ ký bên dưới.

    Các cụ thường nói “Trăm hay không bằng một thấy” vì vậy tôi sẽ cố gắng mô tả bằng hình ảnh để cho các bạn dễ nhìn đồng thời đỡ mất công đọc, song vẫn hiểu ngay được ý tác giả trình bày.
    Để mô phỏng cách làm ta xem xét 04 hình vẽ dưới đây. Được mô tả thực hiện trên một cây trực, có cùng số cành, cùng bóng dáng của cây, song chúng được tác động tạo tác, và lựa chọn khác nhau, tôi sẽ đưa ra từng nhận xét đối với 04 hình này:



  9. #29
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Nhận xét:

    Hình 1. Khi cây chưa tạo được vót, ở giai đoạn này thường chúng ta hay gọi là giai đoạn cây phôi, đang huấn luyện. Còn trong tự nhiên thì cây này nó giống như một cây ngoài tự nhiên bị các Chú cây xanh môi trường đô thị can thiệp trước mùa mưa bão. Có nghĩa là với hình cây có dạng thân, chi thuôn đuột (chưa vót) như thế này một người chưa biết về bon sai chắc họ chẳng gọi là bonsai đâu nhỉ? mà người ta chỉ nói cây trồng trong chậu thì đúng hơn. Và chúng ta rút ra, cây này để quá lộ sự can thiệp của con người (người ta mới cắt cành), toàn các vết cắt đầu cành,

    Hình 2.Giả sử nếu cùng bóng dáng cây đó, sau một thời gian ta đào tạo, bằng cách cắt chuyển nhịp của thân chi cành ta tạo được một hình, y chang như hình một. Nhưng khác là thân, toàn bộ các chi ở các cấp chi đã được làm thon vót “đầu voi, đôi chuột” thì sẽ thấy sao?
    Rõ ràng cây đã trở về trạng thái giống như cây tự nhiên và ta đã xóa phần nào dấu tích tác động của con người, khi này một người chưa biết gì về bonsai cũng đã phần nào gọi là bonsai. Nhưng nếu nhìn thì cây vẫn chỉ ở mức còn trẻ, do các chi cành đã vót, song vẫn thẳng đuôn, hướng thiên, do vậy đã gọi là bonsai nhưng ta thường nói chưa đẹp là vậy.

    Hình 3: Tiếp tục giả sử, nếu ta dùng các kỹ thuật làm vót thân, chi rồi song chúng ta , làm các chi cành có độ khúc khuỷu hơn, các cành ở dưới thấp trĩu xuống , vin xuống mô tả một cây già theo thời gian các tán lá dưới nặng quá bị vin xuống thì sao. Rõ ràng một bước nữa ta nhìn thấy cây đã mô tả được sự già nua, tuy rằng thân cây vẫn chưa già.

    Hình 4. Tiếp tục như hình 3, song nếu ta chọn được một phôi ban đầu có gốc, đế khển, rễ lan tỏa, tạo được thân sần sùi nữa thì rõ ràng ta đã tạo được một cây bon sai đẹp rồi.

    Kết luận muốn làm được một cây bonsai đẹp thì điều tất yếu chúng ta:

    1. Tối thiểu ta phải tạo được độ vót của thân/ các chi cành (trường hợp cây quái thì không xét thân vót, nhưng chi cành thì hầu hết phải bắt buộc làm vót)

    2. Chọn được một phôi có đế, thân đẹp, càng mô tả được sự già nua, cổ thụ càng tốt

  10. #30
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Có luôn thí dụ thự tế cho các bác với cây Hồng Ngọc Mai mini, tuy nó không khớp lắm song up lên cho các bác nhìn cho sinh động:
    1. Giai đoạn tương đương với Hình 1 của thí dụ
    Lộ quá mức sự can thiệp của con người, rất thô bạo, các chi cắt bằng


    2. Giai đoạn cây tương đương với Hình 2 của thí dụ
    Đã phần nào tạo vót được thân (ở đây tôi chọn thân đã vót sẵn, chỉ nuôi vót nối ngọn), các chi đã có phần hơi vót. Nhưng cây vẫn còn trẻ con mà đã lột tả được phân nào giống cây nhiên rồi

Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •