Trang 5 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 345
Kết quả 41 đến 45 của 45
  1. #41
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    3. Sam Núi
    Tôi xếp cây Sam Núi là cây thứ 2 dòng lá bản cho việc tạo tác Bonsai mimi vì tính phổ biến của chúng. Thực tế, còn các giống khác có rất nhiều ưu điểm cho tạo tác mini như Linh Sam Siêu rí Tân Phú, Linh Sam 86... xong chưa có điều kiện nuôi trồng tạo tác, cũng như theo dõi quá trình phát triển... nên tôi ưu tiên SN làm cây lá bản thứ 2 để chia sẻ, trong bài viết nếu thiếu, không đúng... ace bổ sung để hoàn thiện.

    Nếu xét về tính chi tiết cho việc làm cành đầy đủ đối với cây Bonsai mini thì phải nói một cách công bằng rằng SN không thể bằng Sơn Liễu vì đọt phát cũng lớn hơn SL nhiều, thân cây không mô tả đồ già được như SL, chi thì cứng, lá cũng không mềm nhuyễn như SL trên phương diện cây mini. Còn đối vớ cây cỡi Trung, Đại thì SN lại có nhiều ưu điểm nổi trội hơn SL.

    Trong bộ sưu tập bonsai, cây SAM NÚI là một chủng loại cây làm bonsai rất đẹp và cũng không thể thiếu trong khu vườn bonsai mơ ước của mọi người. Trên 4r của chúng ta chủng loài này được bán rất rất nhiều, thậm chí có những người được phong là “Ma Sam” , đam mê và chuyên sưu tầm chủng loài này để tạo tác. Vậy chúng ta nhìn nhận thế nào về chủng loài này trên phương diện cho việc tạo tác Bonsai mini

  2. #42
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Sinh trưởng
    • Cây sinh trưởng và phát triển khỏe nhất vào mùa Xuân. Trong thời điểm nầy Cây lá già thích hợp cho ta lẩy lá, cắt tỉa hay thay chậu, chất trồng. Đồng thời mùa nầy cũng là mùa ta khai thác phôi baỏ đảm tỉ lệ cây sống khoẻ rất cao.

    • Vì cây sinh trưởng rất khỏe, chi cành rất mau lớn. Khác với các chủng loaị cây khác, Sam núi khi uốn chi dù chi cành được chúng ta uốn âm xuống dưới, mà cây vẩn phát triển tốt. Điểm nầy anh em nên lưu y kìm hảm sự phát triển mất cân xứng giữa tỉ lệ chi cành… Chúng không phải như các loài cây khác ưu tiên phát đỉnh mà cành rơi,... uốn éo đều phát triển mạnh (chúng ta cần lưu ý đặc điểm này để thiết kế chi cành). Chỉ có SN mới có những chi cành mọc ngược đâm đầu xuống đất, thực tế gặp rất nhiều. Giống như Sơn Liễu thân cây nếu bị đổ vùi xuống cát, đất chúng sẽ tạo rễ mới và tạo thành bụi khác, người ta cũng lợi dụng đặc điểm này để tạo đế, vin cành làm rễ cho SN, mà một đặc điểm nữa SN thường xuất hiện nhiều mầm tại gốc nên rất dễ bổ sung các rễ khuyết khi tạo tác bonsai bằng phương pháp vin cành làm rễ.

    • Cây Sam núi có giai đoạn ngủ, nên việc chăm sóc cây, chúng ta phaỉ hiểu rỏ đặc tính cuả mỗi loài mà có hướng chăm sóc cho thích hợp. Không như Linh Sam SN thường không mọc mầm tại mặt cắt vì vậy theo kinh nghiệm thì người ta cắt phôi phải dự trụ khoảng 2-3cm đầu thừa tại vị trí chi mong muốn (cần lưu ý điểm này khi cắt phôi)

    c. Sâu bệnh, chất trồng

    • Sam núi thường bị sâu cuốn lá nhưng bệnh này không đáng ngại, mà đáng ngại là cây bị xoăn lá do tuyến trùng, cách trị bệnh tuyến trùng anh em có thể sử dụng các Loaị thuốc Bảo vệ thực vật sau: furadan,basudin, vibasu…

    Phân bón chất trồng

    • Tốt nhất là chúng ta bón phân hửu cơ vi sinh, hay phân hữu cơ sinh học, Phân bánh dầu ( Bánh dầu đậu phọng, lạc) • Phân Bón lá vi lượng… •Đa số tất cả các chủng loại cây làm Bonsai nói chung, cây trồng trong chậu đều rất sợ bị úng thủy – Vì vậy chúng ta nên có một chất trồng phù hợp và có độ thoát nước tốt nhất. Việc thừa nước trong chậu hay châụ không thoát nước tốt, thì đẫn đến cây chết hoặc không phát triển. Thưà nước trong chậu lâu ngày dẩn đến việc chất trồng trong châụ sẻ bị chua, lúc đó nồng độ pH trong châu thưà quá cao, bộ rể sẻ bị thối…

    Thành phần chất trồng thường thấy:

    • Cát hạt to 60% ( Giúp cây thoát nước tốt )

    • Tro Trấu 20% ( Giúp cây kích thích mần )

    • Trấu sống 10 % ( Giúp cho chất trồng thông thoáng )

    • Mụn dừa ( sơ dừa ) 10%.( Giúp giữ ẩm )

    • Trong quá trình trồng cây, quang hợp (ánh sáng) giử giai trò rất quan trọng và rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng cuả cây. Vì vậỵ các bạn nên điều chỉnh đưa cây ra ánh sáng cho phù hợp. Giúp cây phát triển tốt hơn.

    (Trên đây là chất trồng phổ biến thường thấy, còn cây tôi trồng thì khác chút so với trên, chỉ có cát XD và sơ dừa, - các ace nên nghiên cứu chất trồng sao cho thích hợp với môi trường khu vực mình trồng cây)

  3. #43
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Thai tue
    Lời đầu tiên xin cảm ơn về tinh thần chia sẻ cũng như trình độ hiểu biết về các chủng loại cây của Anh
    Hy vọng Anh có dịp phân tích các chủng loại còn lại để Em & Anh Em hiểu biết thêm
    Xin hỏi Anh là cái bay nhỏ mình mua ở đâu. Nếu tiện cho Em giá inbox nhé. Vì Em đang có nhu cầu tìm 1 cái!

  4. #44
    Hiện tôi chỉ nuôi có vài cây Sam núi đang nuôi sẽ cấp nhật các nhận xét một số về chúng theo nhận xét, hình của chúng
    Cây 1 cao

    Tháng 11/2014

    Tháng 7/2015



    Tốc độ liền sẹo đã phủ 1/4 diện tich mặt cắt thiện diện cỡ bằng ngòn tay cái (không có cành mồi, nếu có thì tốt hơn, mau liền sẹo hơn)





    Cây 2 lùn lực
    Tháng 2/2015

    Tháng 7/2015


  5. #45
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    Bàn sâu thêm về vấn đề triệt lá tạo mầm, làm trẻ hóa cây cho các cây lá bản, rụng lá

    Có thể nói đây là mấu chốt cho việc tạo tác những cây lá bản rụng lá

    Cũng như cây lá bản khác để tạo ra nhiều mầm cho việc chọn chi tạo tác, thì đều bằng cách triệt lá tạo mầm: Lưu ý nên đợi lá già, thật già càng tốt thì mới tiến hành triệt lá bấm đầu ngọn (giống như một bình nước có nhiều lỗ cùng chảy , có lỗ to , nhỏ, … nếu ta bịt lỗ này thì các lỗ khác mới chảy mạnh, bịt lỗ các tò thì đồng nghĩa các lỗ nhỏ chảy càng mạng) mục đích là để các mắt mầm ngủ bung ra:

    - Không nên triệt lá khi cây đang ra lá non, hoặc lá chưa già điều này gây ra lãng phí tài nguyên (nhựa luyện) của cây. Lý do: khi lá chưa già đồng nghĩa với việc bộ máy tổng hợp nhựa luyện của cây vẫn đang sung sức đang làm nhựa luyện nhưng chưa tích nhựa đượctối đa, mà chúng ta triệt đi thì sẽ lãng phí những lá đó , tức là tài nguyên chưa được sử dụng triệt để. Đồng nghĩa với việc đó là cây cũng sẽ ra mầm song mầm mọc không nhiều, thậm chí yếu, èo ọt, hoặc đôi khi không đủ sức bung mầm Giống như kiểu phôi thai để non vậy.

    - Còn nếu cây đang bắt đầu bung đọt non, nghĩa là trước đó cây đã tích đủ nhựa luyện rôi, tới giai đoạn đang dồn nhựa vào mầm non. Nếu chúng ta vặt lá thì có nghĩa chúng ta vặt lá quá trễ, vì một phần nhựa nugyên đang dồn cho những mầm non đã ngẫu nhiên bị chúng ta vứt bỏ chúng. Vì sự chậm trễ vặt lá này nên cũng lãng phí tài nguyên mà cây cũng khó bung mầm sau lần vặt này, cũng gây yếu cây, số mầm không đều, thậm chí nặng thì cũng dễ gây chết cây.

    Vị vậy: Muốn cho cây bung nhiều mầm, chúng ta phải theo dõi quá trình sinh trưởng xem lá cây đã thật sự già chưa, nếu xuất hiện lá vàng càng tốt. Rồi tiến hành vặt là hết, bấm các ngọn cành với mục đích chặn đường ưu thế ngọn cho các lách mầm ngủ tại các lách lá bung đọt. Nếu làm được điều này trong mùa sinh trưởng, thì cây sẽ bung đọt ngay sau vài ngày và mầm sẽ luôn khỏe mạnh, nhiều chi cho bạn tha hồ mà lựa chọn. Viêc triệt lá tạo mầm đúng thời điềm này, còn làm cho cây của bạn nuôi ở trạng thái tươi trẻ, khỏe mạnh (trẻ hóa cây). Còn nếu bạn làm không đúng thậm chí sẽ gây chết cây cũng có khi.

    Để chuẩn bị cho việc vặt lá tạo mầm, đòi hỏi chúng ta phải nuôi dưỡng bộ lá trước đo khỏe mạnh, xanh tốt…, có nghĩa chúng ta nên bón phân trước giai đoạn đó. Và sau khi cây bung mầm cũng để hỗ trợ tiệp sự sinh trưởng của mầm, lá cây thì chúng ta cũng nên bón phân cho chúng để hỗ trợ thêm sự sinh trưởng này. Xong mấu chốt như đã nói vẫn là sự tích đủ nhựa nguyên trước cái đã, còn nếu chúng không tích đủ thì có bón thêm cũng chẳng thêm được mầm nào đâu.

    Ở một số cây lá bản khi lá cây già vàng lá mà chúng ta không vặt hết để kích mầm đôi khi còn bị bỏ chỉ, thường xảy ra ở Sơn Liễu, Du gì đó (điều này các bác có kinh nghiệm bổ sung vì tôi chưa nuôi được nhiều loài cây). Vì vậy ,chúng ta nên áp dụng triệt để nguyên tắc triệt lá tạo mầm ở cây lá bản để chúng nuôi tươi trẻ, ra nhiều chi cho việc tạo tác, cũng nhằm tránh tình trạng bỏ chi, khô cành.

    Để tránh trường hợp lá vàng trong màu cây ngưng sinh trưởng, đồng nghĩa với việc cây dễ bị bỏ chi như đã nói. Vì trong mùa ngưng sinh trưởng đôi khi chúng ta không dám vặt hết lá sợ chúng không bung mầm mới, điều này sẽ đúng với một số loài cây. Thì trước mùa cây ngưng sinh trưởng, chúng ta nên vặt lá lần cuối để cho cây có một bộ lá xum xuê chống trọi trong mùanày (áp dụng với khí hậu Miền nam không có mủa cây rụng lá, còn miền Bắc thì chúng ta cũng nuôi cây sung mãn trước mùa cây rụng lá để cây tích nhựa luyện nhiều vào thân, sau khi qua đông cây sẽ đủ sức bung mầm cho mùa Xuân năm sau)

    Nhưng nếu các bác xem nhiều clip trên mạng sẽ thấy người nước ngoài vùng ôn đới họ toàn can thiệp cây trong màu rụng lá, như cắt rễ, thay chậu, tỉa cành, uốn ghép….. Điều này thường được họ áp dụng, như tôi đã nói muốn vậy trước đó các bác phải nuôi cây có bộ lá khỏe mạnh tốt để khi rụng lá, nhựa luyện tích đủ trong các thân, chi, rễ của cây khi đó các bác làm ới ok

    - Đối với tôi việc triệt lá tạo mầm thường làm trong mùa sinh trưởng là chính, có khi vài lần trong một mùa, tùy vào độ nhanh già của lá cây. Chẳng hạn như cây Bùm Sụm của tôi từ đầu năm tới giờ vặt lá lần 2 rồi, đang đợi lần 3.... Làm được càng nhiều càng tốt, càng nhanh nhiều chi để mau kín tàn, mập chi cành cành cho mình cắt giật mau rụt rịt




    Còn kinh nghiệm về cây Sam Núi đối với miền Nam không có mùa rụng lá thì sao:

    - Không nên cắt tỉa rễ Sam Núi , trông phôi Sam núi khi cây trong mùa cây ngưng sinh trưởng, Sam Núi là một cây, đối với vùng miền Nam thường là mùa khô, khí hậu khô hanh độ ẩm thấp, ở Sài Gòn Nó rời vào khoảng dịp gần tết cho đến hết tháng 2 gì đó. (đã có lần chia sẻ)

    Tôi đã bị một cây như thế này khi cắt rễ cái cho nó và để quá ít rễ cám, rễ con. Cây cứ èo ọt, nhưng không chết nhé các bác vì sức sống của SN nó rất tốt, chúng chỉ không phát đọt, lá mà thôi, lá cứ chơ ra, thậm chí là úa màu ủ rũ, nhưng toàn cây vẫn tươi. Hiện tượng này của SN cũng rất dễ xảy ra cả trong với mùa sinh trưởng tôi cũng đang có một cây như thế, các cụ thường nói “Cây bị chột” cũng do cắt quá nhiều rễ không đủ cho sự liên tục vận hành của nhựa nguyên nhựa luyện, làm mất cân bằng sinh trưởng. , chũng vẫn tươi, xong ngọn thậm chí khô không thấy bung tí mầm gì…..

    - Nếu các bạn bị xảy ra tình trạng này thì sao, chắc cũng như tôi cử để vậy. Rồi sẽ có một ngày nào đó tự nhiên chúng bật mầm sinh trưởng và thế là lại phát triển ầm ầm, như không hề có gì xảy ra. Thời gian ngưng phát triển, chột này có thể kéo rất dài thậm chí là nửa năm cũng có, tùy theo thời kỳ, giai đoạn mà các bạn làm “chột cây”

    - Để tránh trường hợp làm chột cây (cây bị mất cây bằng sinh trưởng) các bác cần phải làm dần dấn như Bác Vũ Hững đã hướng dẫn đối với cây chưa có nhiều chóp rễ, còn nhiều rồi (cây thuần chậu mỏng) thì thay chậu, cắt tỉa rễ, cành bình thường như cây họ hay làm mà các bác thấy đầy dãy tên mạng.

Trang 5 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 345

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •