Trang 16 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 6141516
Kết quả 151 đến 158 của 158
  1. #151
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Như ae đã biết, chúng ta hay nhắc tới Âm – Dương trong làm cây, cành âm, cành dương, có hẳm một topic “Có nên cắt cành âm không?” gì đó. Cho nên tôi cũng xin được nhắc qua như sau: Quan niệm cành âm là cành mọc ra tự đoạn cong lõm của Thân cây, còn cành dương thì ngược lại mọc ra từ chỗ có đoạn cong lồi của thân, điều này các ae thường biết, chỉ có ae nào mới học, mới bước vào ngành cây cảnh thì còn chưa biết nên tôi cũng nhắc lại, hình vẽ thể hiện thế này:
    Cành âm (mọc từ chỗ lõm ra)



    Cành Dương (mọc từ chỗ lồi ra)



    Như vậy, trên đây chúng ta đã nghiễm nhiên nói tới âm dương rồi, nhưng giờ ở topic này lại xuất hiện 4 từ: Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Âm, Thiêu Dương, quả là nhiều khê đúng không các bác. Mà những thứ này lại được hình thành từ Âm-Dương như các bác đã phần nào có khái niệm như ở trên đã nói.
    Tại sao chúng ta không nói cành mọc từ chỗ lõm? mà lại nói là "cành âm". Cách dùng Thiếu âm, Thiếu Dương, Thái âm, Thái dương cũng vậy thôi.

  2. #152
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    0
    Để phân biết được thế nào là thiếu âm, thái dương, thái âm, thiếu dương thì bằng cách nào? Ở đây tôi sẽ dùng hình ảnh trực quan để cho ae biết, cũng giống như hình vẽ cành âm, cành dương mà thôi:

    1. Nhận định tên gọi bằng hình tượng của các vạch:
    Về tên gọi, như bản thân tôi, cứ gọi là một người có nghiên cứu, đôi khi còn có khi nhầm, vì lâu không đụng tới, được Bác Quân Bảo nhắc lại nên sẽ sửa lại, huống hồ là cách ae mới biết về khái niệm về những thứ này.
    - Âm được thể hiện bằng 2 vạch đứt (Người ta gọi khái niệm này là: Hào Âm)
    - Dương được thể hiện bằng 1 vạch liền (Người ta gọi khái niệm này là: Hào Dương)

    Giải thích một chút về Thiếu, Thái , thứ nhất phải nói đây là từ Hán Việt:

    1. Thái – nghĩa là hanh thông/mạnh/cao/khỏe… (đại loại hiểu nôm la là có đầy đủ đi)
    2. Thiếu –Không có/ thiếu mất cái gì đó.. (đại loại hiểu nôm na là không có đi)

    Ghép lại:
    Thiếu Âm -> có nghĩa là thiếu mất một hào Âm
    Thiếu Dương -> Có nghĩa là thiếu mất một hào Dương
    Thái Dương -> Đủ cả 2 hào Dương
    Thái Âm -> Đủ cả 2 hào Âm

    Kinh Dịch người ta Đọc Từ Trên xuống (ngồi trước màn hình) hay từ Ngoài vào Trong (trải giấy ra trước mặt).
    Như vậy sẽ phân biết nhứng thứ đó như thế này:


  3. #153
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Trên đây là nhận biết bằng lý thuyết. Vậy để phân biệt một cành cây thì chúng ta nhận xét nó thế nào là cành Thiếu Dương, Thế nào là cành Thiếu Âm, Cành Thái Dương, Cành Thái Âm? thì ra sao, tôi sẽ vẽ mô tả cho các bạn cũng bằng hình tượng nhận định thôi, giống như nhận xét bằng hình tượng đứt liền của các quẻ trong câu truyện tếu táo đã kể về các quẻ của 3 Miền Bắc Trung Nam.

    Như bạn Galaxy đã nhận định rất đúng, tính âm dương xét trong một hệ quy chiếu, một tổng thế, ví dụ:
    Xét đối với bóng của cây: (Cây hiền thì mang tính âm, cây ác thì mang tính dương...)
    Xét đối với một tay cành: (Cong âm, hướng trên dương, hướng dưới âm, thẳng dương...)
    ...vv..

    Bằng hình tượng trên thì chúng ta nhìn từ trong ra (ngược với đọc nhé- vì đọc thì từ trên xuống, từ ngoài vào) sẽ thấy các đặc điểm:
    1. Thái Dương: Thì khi nhìn trong ra bắt gặp ngay hào Dương, rồi tới hào Dương tiếp cho nên nói tất cả đều cứng
    2. Thái Âm: Thì khi nhìn từ trong ra bắt gặp ngay hào Â, rồi tới hào Âm tiếp cho nên nói tất cả đều mềm, uyển chuyển
    3. Thiếu Dương: Khi nhìn từ trong ra thì ban đầu thấy hào Dương thấy cứng, nhưng nhìn tiếp thì thấy hào âm nên nói Nhìn thì cứng đấy nhưng bên trong mềm như bún (Bác Quân bảo có chỉ điểm ở trên)
    4.Thiếu Âm: Nhìn từ trong ra ban đấu thấy hào âm, rất mềm uyển chuyển rồi tiếp theo là dương cứng. Nên nói nhìn thì mềm yếu đây nhưng cốt cứng lắm.
    Hình vẽ phân biệt xem xét đặc điểm nhận dạng:

  4. #154
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Ví dụ chúng ta xét trên một hệ quy chiếu là cành cây như sau:

    1- Cành cong thì là âm, cành thẳng là dương
    2.- Cành mọc lên trời là dương, cành mọc xuống đất là âm

    (Ghi chú: 1, 2 ở trên là quy ước 2 thứ để phân biệt âm dương- còn thế nào là âm thế nào là dương thì như đã đề cập nhiều, Ju đã nói rồi không nhắc lại, rất tiếc là dùng từ hán việt. Rồi phía trên cóthân lõm là âm, lồi là dương nữa)


    Như hình sau:

    Thì các bác phân biệt Đâu là thiếu âm, Đâu là Thiếu Dương, đâu là cành Thái âm Thái dương, trên nguyên tắc bao giờ mắt của chúng ta hay để ý cành cong hay thẳng trước rồi mới xét đến cái khác.

    Thì tôi xin giải thích thế này:
    Xét cành số 1: Nhận định nhìn thì cong mềm nên ứng với câu nhìn từ trong ra thấy mềm yếu (trong âm), nhưng thực chất nó lại mọc hướng thiên (ngoài dương) nên tuy mềm yếu nhưng lại đang vươn mạnh lên trời dương ==> nếu so sánh với đặc điểm nhận biết thì thì đích thị cành này là Thiếu Âm

    Tương tự các cành khác:

    Xét cành số 2: Trước hết thấy thẳng - dương, lại mọc lên trời dương tiếp nên nói cành này là Thái Dương

    Xét cành số 3: Trước hết thấy cành này thẳng dương, mà mọc hướng xuống âm nên đích thị là cành Thiếu Dương (chợt nhìn thì cứng, nhưng lại mọc xuống)- nhìn thì cứng nhưng hóa ra lại mềm

    Xét cành số 4: Trước hết thấy cành này cong queo âm tính, lại mọc hướng xuống ==> đó là cành Thái âm

    Vậy đến đây chắc các bác sẽ hiểu và phân biệt được Tứ tượng này Thiếu, Thái... rồi,
    Và cũng nên nhắc lại hệ quy chiếu để xem xét âm dương tùy từng trường hợp người ta áp dụng, có khi họ áp dụng như ví dụ của tôi về các cành ở trên, có khi họ áp dụng cho sự liên tục của tay cành, cho tổng bóng, cho tổng thể dáng cây, và có khi cả cây lẫn chậu nữa. Mà xét cho cùng hay loanh quanh ở sự cong thẳng của chi cành, rời cứng mềm, lũa.... thân sao cho có sự hài hòa để cân bằng âm dương mà thôi. Chúc anh em làm được nhiều cây đẹp cho đời, mà tôi sẽ được ngắm nhiều tác phẩm đẹp của các bác



    Thôi tôi xin dừng mục giải thích này ở đây một lần nữa cám ơn ae đã theo dõi, góp ý, có gì không phải ae bỏ qua

  5. #155
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    0
    Ồ! hay quá!

    Nhưng mà nói với những người "nông" như em trong lĩnh vực này thì trc hết phải dùng "lời" như bác Thái Tuế thôi ah. Nhờ những chỉ dẫn trc của bác Thái Tuế, em mới ngờ ngợ hiểu dc phần nào ý "tượng" (dày/mỏng) của bác Ju. đấy.

    Em dự định post cây của mình lên đây mà (khoảng trong vòng 10 ngày nữa), vì em nhớ ra là đã có cây em cắt theo kiểu này.

  6. #156
    Ngày tham gia
    Feb 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Thai tue
    Ví dụ chúng ta xét trên một hệ quy chiếu là cành cây như sau:

    1- Cành cong thì là âm, cành thẳng là dương
    2.- Cành mọc lên trời là dương, cành mọc xuống đất là âm

    (Ghi chú: 1, 2 ở trên là quy ước 2 thứ để phân biệt âm dương- còn thế nào là âm thế nào là dương thì như đã đề cập nhiều, Ju đã nói rồi không nhắc lại, rất tiếc là dùng từ hán việt. Rồi phía trên cóthân lõm là âm, lồi là dương nữa)


    Như hình sau:

    Thì các bác phân biệt Đâu là thiếu âm, Đâu là Thiếu Dương, đâu là cành Thái âm Thái dương, trên nguyên tắc bao giờ mắt của chúng ta hay để ý cành cong hay thẳng trước rồi mới xét đến cái khác.

    Thì tôi xin giải thích thế này:
    Xét cành số 1: Nhận định nhìn thì cong mềm nên ứng với câu nhìn từ trong ra thấy mềm yếu (trong âm), nhưng thực chất nó lại mọc hướng thiên (ngoài dương) nên tuy mềm yếu nhưng lại đang vươn mạnh lên trời dương ==> nếu so sánh với đặc điểm nhận biết thì thì đích thị cành này là Thiếu Âm

    Tương tự các cành khác:

    Xét cành số 2: Trước hết thấy thẳng - dương, lại mọc lên trời dương tiếp nên nói cành này là Thái Dương

    Xét cành số 3: Trước hết thấy cành này thẳng dương, mà mọc hướng xuống âm nên đích thị là cành Thiếu Dương (chợt nhìn thì cứng, nhưng lại mọc xuống)- nhìn thì cứng nhưng hóa ra lại mềm

    Xét cành số 4: Trước hết thấy cành này cong queo âm tính, lại mọc hướng xuống ==> đó là cành Thái âm

    Vậy đến đây chắc các bác sẽ hiểu và phân biệt được Tứ tượng này Thiếu, Thái... rồi,
    Và cũng nên nhắc lại hệ quy chiếu để xem xét âm dương tùy từng trường hợp người ta áp dụng, có khi họ áp dụng như ví dụ của tôi về các cành ở trên, có khi họ áp dụng cho sự liên tục của tay cành, cho tổng bóng, cho tổng thể dáng cây, và có khi cả cây lẫn chậu nữa. Mà xét cho cùng hay loanh quanh ở sự cong thẳng của chi cành, rời cứng mềm, lũa.... thân sao cho có sự hài hòa để cân bằng âm dương mà thôi. Chúc anh em làm được nhiều cây đẹp cho đời, mà tôi sẽ được ngắm nhiều tác phẩm đẹp của các bác



    Thôi tôi xin dừng mục giải thích này ở đây một lần nữa cám ơn ae đã theo dõi, góp ý, có gì không phải ae bỏ qua
    Rất rõ ràng, dễ hiểu, ví dụ cụ thể làm người đọc khỏi ngỡ ngàng. Rất cảm ơn anh đã phân tích

  7. #157
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Đang ở
    Thành phố Hồ Chí Minh
    Bài viết
    0
    Ngồi đọc và rút tỉa kinh nghiệm , học hỏi thêm 1 cách làm bonsai mới
    Cảm ơn các Anh đã chia sẽ kiến thức
    Em có góp ý nho nhỏ. Nên dùng từ Người Hoa thay cho Tàu .... sẽ giúp bài văn hay càng hay hơn.

  8. #158
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Haiza.... Các cụ nói : nghề chơi cũng lắm công phu ... Chẳng sai câu nào ta !
    Em mới tập chơi, đọc bài này thấy đầu mình hình như ko đủ dùng rồi ?! Đúng là triết lý đâu cũng có - Bonsai ko phải ngoại lệ . Có thể nói tầm hiểu biết của bác Ju cũng như ThaiTue vượt xa những người khác đừng nói là những ng mới chơi như em !
    Một tác phẩm mà thiếu hồn thì sẽ chẳng bao giờ là một tác phẩm đẹp, còn gì tuyệt vời hơn khi trong tác phẩm đó còn có cả tính triết lý .... và điều này ko phải ai cũng làm đc !?
    Nhưng thiết nghĩ , ý nghĩa của Bonsai là gì ? Đem cây trồng vào chậu và làm sao cho có vẻ tự nhiên nhất ... cũng như làm một cái cây có dáng vẻ cổ lão ngoài tự nhiên nhưng lại đc trồng trong chậu .... Vậy thì cây ngoài thiên nhiên có tuân theo luật Âm - Dương ko các bác ?
    Với em bonsai mang ý nghĩa thư giãn là quan trọng nhất, ko dám mong có đc tác phẩm để đời, chỉ cần thấy thoải mái sau khi đi làm về đc tự tay cắt tỉa chăm sóc những cái cây nho nhỏ của mình, mọi mệt nhọc như tan biến nhường chỗ cho những cảm giác sâu lắng thư thái ... là e thích rồi !

    Có đôi lời suy nghĩ thiển cận từ bản thân, có gì ko phải mong các cao thủ bỏ qua cho ! Cũng có lời khuyên cho các bạn mới tập tễnh vào thú chơi này - kiến thức là cần có và ko ngừng học hỏi nhưng cũng đừng vì mình hiện còn đang "non nớt" mà từ bỏ thú vui tao nhã này ( nói thật mới đọc bài này e hoang mang lắm ! )
    Chúc các bác vui !

Trang 16 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 6141516

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •