Trang 1 của 16 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 158
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    0

    Tìm hiểu và học cách làm tạo tác cây theo trường phái Lĩnh Nam của Trung Quốc

    Do ấn tượng với những tác phẩm triển lãm TQ trong đó có Lĩnh Nam nên thỉnh thoảng mò mẫm tìm hiểu phương pháp làm cây theo trường phái Lĩnh Nam. Phải nói rằng, cây họ làm nhìn phóng khoáng, chi cành đẹp, rụt rịt, hay sử dụng cành phóng, cành rơi làm điểm nhấn cho tác phẩm, chọn phôi thì thường hầm hố, tạo tác hang hốc, khển..., nhìn mỗi tác phẩm đều có một ấn tượng riêng....

    Sau một thời gian mầy mò, nói chung là toàn bằng chữ tàu là nhiều nên tìm hiểu một cách bập bõm, không đầy đủ. Bác nào biết chút về phong cách làm cây này bổ sung, chỉ bảo cho thì tốt quá. Phải nói họ làm giống như các bác làm chi ở Miền Bắc, giật đùng đùng

    Vậy up lên đây để các ace tham khảo, có gì không đầy đủ thì xin ace lượng thứ, bổ sung cho vậy

  2. #2
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    KỸ THUẬT BONSAI LĨNH NAM

    "Grow and Clip”- “Phát triển từng đoạn" là phương pháp tỉa cây theo trường phái Lĩnh nam có nghĩa là đợi cành mọc lớn theo ý muốn, rồi cắt ngắn lại theo từng đốt, từng đoạn ngắn, theo các cấp độ.

    Lợi thế và ưu điểm của phương pháp làm cây kiểu này sẽ làm cho cành phát triển một cách tự nhiên theo thời gian. Cây phát triển và không ngừng được cắt tỉa sẽ tạo thành các cấp chi cành, tạo các co gấp ngoạn mục và rất tự nhiên theo tỷ lệ vót dần từ gốc tới ngọn và các vết sẹo bị cắt sẽ mờ dần tạo độ liền lạc theo thời gian. Vì vậy, nên chúng ta thường thấy cây Bonsai cắt tỉa theo trường phái Lĩnh Nam thường để cây trong tình trạng khoe xương, rụng lá ở các triển lãm Bonsai. Vì ở trạng thái nude này cây làm theo kỹ thuật này sẽ thể hiện được hết các chi cành đẹp được tạo tác công phu đẹp mắt do không bị che khuất bởi các tán lá như ở các cây không nude.

    Cũng như các phương pháp làm cây khác, khi có ưu điểm thì nó cũng có nhược điểm của nó. Thường nếu chúng ta sử dụng theo phương pháp “Graw and Clip”, chúng ta phải cần nhiều thời gian mới làm xong cây một bộ chi cành cho cây của mình, có khi phải mất nhiều năm, thậm chí cả thập kỷ mới làm xong một cây. Vì vậy, phương pháp này sẽ lâu hơn rất nhiều so với phương pháp cuốn dây nhôm để uốn cành.

  3. #3
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    112
    Để giảm được đáng kể thời gian tạo tác ra cây thành phẩm, viện Penjing Lĩnh Nam Hồng Kông thường làm:

    Thứ nhất vẫn phải sử dụng dây chằng để níu giữ, uốn cong chi cành vào vị trí mong muốn sao cho nó đúng hướng mình cần. Sau đó cắt ngắn các chi nhánh và dự đoán sự phát triển của chồi mới tại vị trí cần thiết, rồi nuôi lớn đạt đến mức cần lại tiếp tục cắt ngắn và cứ làm tiếp như vậy để đạt được yêu cầu cuối cùng, nếu so với phương pháp không dùng dây níu, uốn mà chỉ để cành mọc tự nhiên và cắt sẽ rút ngắn được khá nhiều vì đôi khi mầm mọc tự nhiên không đúng theo theo hướng mà ý tưởng của người tạo tác cần, tức là mình phải cắt bó đợi mầm khác, còn nếu dùng dây sẽ định được hướng, co, mong muốn.

    Thứ hai, nếu cây đang trong giai huấn luyện ban đầu, chúng ta có thể trồng cây trên xuống đất thay vì trồng trong chậu (nuôi thả xuống đất). Còn nếu cây được trồng trong chậu nhỏ, thì chúng ta có thể đặt vào một chậu khác lớn hơn rồi thêm đất cho chậu lớn. Điều này, giúp cây sẽ có nhiều chất dinh dưỡng, độ ẩm tạo cho cây nhanh phát triển nhanh đồng nghĩa là nhanh có chi mập để chúng ta sớm được cắt thu hơn và dĩ nhiên là bằng phương pháp này, và sẽ rút ngắn thời gian tạo tác hơn.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    1
    Một số hình ảnh:
    Robert Steven đang tiếp tục thực hiện theo phương pháp lingnam cho phôi khủng này đây (hình lấy từ diễn đàn ibonsaiclub), để làm được ông ta phải mất ít nhất là hơn 10 năm đối với cây này.






    Một kiểu chi canh của Lingnam, 3D rất đẹp côn rụt

  5. #5
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    Một kiểu cắt giật (đây là phương pháp Lingnam) như tay quay công nông đối với tay cành của cây Sanh của ace Miền Bắc thường làm

    Một dạng chi cành lingnam:

  6. #6
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    Và của tôi cũng đã có thứ để trải nhiệm đây, cây sơn liễu đã nuôi lâu lớn rồi lại còn lĩnh với chả nam
    Nuôi mini để cho nhanh thưởng thức
    Khi mua

    Sau đổi dáng



    Giật tiếp tạo thân lắc lượn co ngoặt hơn


  7. #7
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Một số tác phẩm tiêu biểu của Língnam

    Cây trực của họ rất hay nuôi tử, hay nuôi cành làm điểm nhấn, như phóng, rơi

  8. #8
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    nôm la cũng như ta cắt giật đây mà , tạo độ côn độ rụt rịt cho chi cành

  9. #9
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Thai tue
    Và của tôi cũng đã có thứ để trải nhiệm đây, cây sơn liễu đã nuôi lâu lớn rồi lại còn lĩnh với chả nam
    Nuôi mini để cho nhanh thưởng thức
    Khi mua

    Sau đổi dáng



    Giật tiếp tạo thân lắc lượn co ngoặt hơn

    ặc , phí phôi quá ta , bác bạo tay quá ,

  10. #10
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Đang ở
    http://trungtamtrimun.com
    Bài viết
    0
    Mấy em nguyệt quế thì trắng lõn, hầm hố




Trang 1 của 16 12311 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •