Trang 3 của 16 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 153
  1. #21
    Trích dẫn Gửi bởi cá kiếm
    Cảm ơn anh Sơn đã mở topic.
    Đề nghị anh em tôn trọng topic bằng cách tập trung vào chủ đề.
    Phải giơ tay phát biểu cho sôi động nữa chứ Thầy

  2. #22
    Trích dẫn Gửi bởi HÀ-LÊ-0276
    Phải giơ tay phát biểu cho sôi động nữa chứ Thầy
    Có phần nào chưa thông thì đem lên AE mình cùng đả thông, nếu không xong thì nhờ đến thầy. [IMG]images/smilies/hehehe.gif[/IMG]
    Đừng gọi thầy chỉ là AE chia sẻ cùng nhau biết thêm ít kiến thức thôi.

  3. #23
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Nhắc lại về cách chọn cành. Các qui tắc trên chẳng những phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ mà hoàn toàn phù hợp với đặc tính sinh lý và sự phát triển của cây trong tự nhiên. Đó là âm luật tất yếu cho sự cân bằng của một chỉnh thể. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc trên, không dám cắt bỏ những cành nhánh sai thì không bao giờ ta có một tác phẩm Bonsai đẹp.

    e - Chọn lá

    - Nên ưu tiên cho loài cây có lá nhỏ.

    - Bộ lá nhỏ phù hợp với tỷ lệ kích thước thu nhỏ của cây.

    - Nếu là cây có lá lớn thì phải có khả năng tiểu hình hóa (thu lá nhỏ lại đươc).

    - Hình dạng của lá. Hoa và trái ở Bonsai không được xem là quan trọng nhưng nó cũng làm tăng sự hấp dẫn cho cây.

    - Một tác phẩm Bonsai cũng có thể trình diễn ở trạng thái rụng hết lá hoàn toàn.

    *Sự bố trí tán lá phụ thuộc vào kiểu dáng của cây. Cây thẳng tán lá nằm ngang, cây nửa thác đổ tán lá nằm hướng lên trên. Cây thác d9o63tan1 lá có thể bố trí thành từng lớp (hướng nhìn nghiêng). Cây gió lùa tán lá được hướng về một phía để tạo cảm giác chuyển động của gió.

    * Các khối tán lá hợp nhất lại, tạo ra tán cây có hình tam giác. Tạo nên bố cục chung của tàn cây theo nguyên tắc thiên, địa, nhân. Khối tam giác này thường là tam giác lệch để gây ra cảm giác sống động không cứng nhắc, tạo nên vẻ linh động của tác phâm.

    f - Chọn...

  4. #24
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi dongtrieu
    Thay mặt AE mới chập chững tập chơi rất cảm ơn a Thanhson đã mở Topic này....mong đc a chia sẻ nhìu nhìu,hihi tụi e xin lót dép lắng nghe và học hỏi.Chúc a luôn nhìu sức khỏe và thành đạt.
    mình kê ghế ngồi cao hơn.

  5. #25
    tiếp đi a Sơn

  6. #26
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Chúng ta tiếp

    NGHỆ THUẬT TRONG BONSAI</font></font>

    Trước hết phải khẳng định rằng Bonssai là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, vì chất liệu để tạo tác ra tác phẩm là một cơ thể sống, một chất liệu thường xanh khác hẳn với các loại chất liệu ở các loại hình nghệ thuật khác.

    Thông qua tác phẩm Bonsai có thể tạo ra cho chúng ta cảm giác rất thực tiễn về thiên nhiên. Bởi vì theo thời gian dưới các tác động của tự nhiên, cây sẽ thay đổi , dù hình thể vốn có của nó vẫn được giữ gìn kỹ lưỡng và đặc biệt. Sự tăng trưởng của cây sẽ phá vỡ tính chất cũ, khiến cho người tạo ra nó phải thường xuyên theo dõi để uốn sửa, giữ gìn sự thay đổi của cây theo các mùa trong năm... cùng với sự thay đổi cách nhìn nhận của người tạo ra nó về kiểu thức và cái đẹp xảy ra theo thời gian, chính các điều này luôn tạo ra niềm hứng khởi cho người tạo ra nó.

    Bonsai không chỉ là những phiên bản của cây có thật trong tự nhiên một cách đơn thuần. Khi thưởng ngoạn tác phẩm người xem cảm nhận được cái hồn của tác phẩm, thấy được sự sống tiềm tàng của thế giới tự nhiên.

    Cùng một tác phẩm mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau tùy theo khả năng cảm thụ của tâm hồn. Dối với người này nó gợi lên một khung cảnh nào đó trong ký ức, nhưng đối với người kia có thể là cả một triết lý sống.

    Bởi thế Bonsai rất thích hợp và làm say mê rất nhiều người.

    Cái đẹp của Bon sai còn thể hiện rất ở chân lý đơn giản và vươn tới sự hoàn thiện một tác phẩm hoàn chỉnh không có chỗ cho sự rườm rà của các chi tiết. (Nó hoàn hảo đến mức, thêm vào một chi tết nhỏ là thừa mà bớt ra thì thiếu). Giới hạn của sự đơn giản này rất mong manh, nó chứng tỏ được tài hoa của người tạo ra nó. Ở đây người ta biết chắt lọc lấy cái đẹp có trong tự nhiên và loại bỏ đi các chi tiết rườm rà không đẹp qua lăng kính của nghệ thuật.

    Và cũng rất đặc biệt khi nói rằng Bonsai là một nghệ thuật vĩnh viễn không hoàn thành cũng như chính thiên nhiên mãi sinh sôi và luôn biến đổi.

    Bản thân Bonsai là cơ thể sống, cho nên người ta xem nó như một người bạn. Qua sự quan sát, sự đồng cảm sẽ tăng dần theo thời gian cùng với tác động của tự nhiên, cây sẽ thay đổi hình dáng; cấu trúc, người tạo ra nó sẽ cảm nhận được sự thay đổi đó và tác động thêm để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh. Chính điều này luôn tạo ra sự hứng khởi và lòng say mê liên tục.

    Việc thu nhỏ kích thước của cây để trở thành cây cổ thụ thu nhỏ, trong quá trình tạo tác người ta loại bỏ phần dư thừa để cho cây phô bày hết vẻ đẹp của nó. Điều này đòi hỏi phải có một trình độ kỹ thuật cao để cho cây phát triển tốt trong điều kiện chật hẹp của chậu, như ở trong tự nhiên. Rõ ràng ở đây có sự phối hợp giữa óc sáng tạo, tính thẩm mỹ cùng với sự khéo léo của kỹ thuật, mới mong đạt được một tác phẩm sống nhỏ bé nhưng khỏe khoắn, có khả năng truyền lại cho sau. Nếu không biết kiên nhẫn chấp nhận sự thay đổi dù là chậm chạp, mà toan tính thực hiện theo ý đồ riêng của mình không nắm rõ qui luật sinh trưởng của cây, dễ làm cho cây chết hoặc phát triển không tốt. Bên cạnh đó nếu không biết rõ sự biến động của thiên nhiên ảnh hưởng lên cây như nắng, gió ... cũng đưa đến hậu quả trên.

    Như vậy ở đây Bonsai minh chứng cho quá trình vận động của tự nhiên, tuy chậm chạp nhưng trường tồn, giúp cho con người xây dựng được đức tính kiên nhẫn, chấp nhận sự thay đổi của tạo hóa, chấp nhận lẽ hóa sinh. Thể hiện sự hòa điệu của con người và thiên nhiên.

    Khi ngắm nhìn tác phẩm Bonsai thường đem lại cho chúng ta cảm giác thanh bình, u tịch của thế giới an bình tự tại. Qua tác phẩm Bonsai ta thấy được nghệ thuật ở đây là sự phối hợp của con người cùng với bàn tay nghệ thuật của tự nhiên.

    Cây xanh là một chất liệu xanh và luôn thay đổi. Làm cho sống và phát triển tươi tốt trong chậu cạn là cả một quá trình hiểu biết về kỹ thuật - còn sự biến đổi, sửa chữa cho nó bộc lộ hết vẻ đẹp theo ý niệm đó là vấn đề nghệ thuất. Nghệ thuật ở đây là sự phối hợp giữa bàn tay thiên nhiên và con người, cái tài hoa của người tạo tác là làm tăng được cái đẹp mà tự thân nó có được.

    Như vậy: BONSAI LÀ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT SỐNG.
    <font size="4"><font color="Navy">LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BONSAI.

    ............................giải lao tí. 8-}

  7. #27
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Đang ở
    Hanoi
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi dongtrieu
    Thay mặt AE mới chập chững tập chơi rất cảm ơn a Thanhson đã mở Topic này....mong đc a chia sẻ nhìu nhìu,hihi tụi e xin lót dép lắng nghe và học hỏi.Chúc a luôn nhìu sức khỏe và thành đạt.
    Trích dẫn Gửi bởi GOD FATHER
    Cám ơn Em Giai.

    Ít bữa nay d/đ đã khởi động trở lại,sinh khí lại tràn về là nhờ có những bài viết chất lượng có chiều sâu quan tâm chân tình đến những AE mới tập chơi như N/N-LNV,pen jing và Em.Hằng đêm hãy bớt chút thời gian viết bài đều nhe Sơn.

    Bao nhiêu lâu ta không gặp nhau,
    Bao nhiêu lâu ta không thấy nhau
    .................................................. ...

    Làm lạnh lùng để rồi mất nhau

    .................................................

    Thật quá khó để quên được em sao, cứ thấy nôn nao,nhớ đến cồn cào quên đi được em anh vui sao
    Vẫn nhớ vẫn nhớ hoài khi con tim anh mệt nhoài, tháng tháng ngày dài mong em trờ lại...
    Trích dẫn Gửi bởi penjing
    tiếp ! tiếp !!!....đê ê...ê
    Trích dẫn Gửi bởi thanhgiao0402
    mình kê ghế ngồi cao hơn.
    Trích dẫn Gửi bởi thanhgiao0402
    tiếp đi a Sơn
    Xin Cảm ơn các AE đã động viên, mình sẽ cố gắng.
    (nhớ 2 anh trai) [IMG]images/smilies/hehehe.gif[/IMG]

  8. #28
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    Quá chuẩn tiếp đi anh Sơn ơi [IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG]

  9. #29
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    cảm ơn a Sơn bài đã chia sẻ bài viết rất bổ ích, tiện đây hỏi a Sơn và các ae khác là ( em có đi xem một số điểm trưng bầy bon sai thì có thấy một số cây rất già và đẹp như quan sát kỹ thấy phần ngọn bị phù lên chắc do cắt tỉa lâu ngày) vậy em muốn hỏi mình làm thế nào để khi cây về già k bị như trường hợp trên? nếu để lâu ngày thì nó sẽ phù to hơn làm ảnh hửng đến dáng cây hiện tại mà cắt đi thì cũng ảnh hưởng tới dang cây hiện tại, rất tiếc k có hình minh họa.

  10. #30
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    0
    Nói hơi chung chung ... Như mấy ông toàn thấy nghệ nhân SG hò dô ta.

Trang 3 của 16 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •