Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 24
  1. #11
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0


    So sánh trái với loại sơ ri Việt Nam

    sơri Đài loan








    sơ ri Việt Nam:

  2. #12
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    ông Yap còn ở vn lâu k anh?

  3. #13
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    Đi singapore rồi Em.

  4. #14
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Nho thân gỗ (Jabuticaba) là một loại cây thuộc họ nho nhưng khác với những loài nho thân leo thường thấy, loài nho này có quả không mọc trên cây thân leo, trên giàn mà mọc trực tiếp trên thân cây và cành cây.

    Ban đầu những quả nho thân gỗ có màu xanh rồi màu hồng và khi chín thì chuyển sang màu tím mọng nước và có thể ăn trực tiếp ngay sau khi hái.

    Nho thân gỗ được giới chơi cây và rất nhiều doanh nhân ưa chuộng vì ý nghĩa đặc biệt của nó. Hình ảnh những trái ngọt xum xuê bọc kín thân cây chính là biểu tượng cho sự sung túc trong cuộc sống cũng như sự hạnh phúc, đủ đầy.


  5. #15
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi online
    Đi singapore rồi Em.
    tiếc quá tính t7 rảnh qua xem ông ấy làmcay6 mà ........

  6. #16
    Ngày tham gia
    May 2014
    Bài viết
    0

  7. #17
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0

  8. #18
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0

  9. #19
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Cây chòi mòi có tên khoa học là Antidesma ghaesembilla Gaertn, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. Cây chòi mòi còn được gọi là Chu mòi, Châm mòi, Chua mòi, Chóp mòi, Mà ca, Xô con, Chồi moi..

    Đặc điểm phân bố:
    Cây chòi mòi thường phân bố tập trung từ Ấn Độ tới Malaixia và châu Ðại Dương. Ở nước ta cây mọc hoang ven rừng, trong rừng thưa. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

    Công dụng cây chòi mòi

    a-Lá và quả chòi mòi dùng làm rau:
    -Lá chòi mòi non có vị hơi chát và hơi chua được dùng làm rau ăn sống, luộc hoặc xào chung với các loại rau tập tàng khác. Tuy nhiên hiện nay cây chồi mòi không còn nhiều nên ít ai lưu ý tới loại rau này.
    -Quả chòi mòi non có vị chua nên được dùng làm rau ghém để tăng khẩu vị cho món rau rừng. Nguyên chùm quả kể cả cuống và quả đều ăn được. Đây là loại rau chua rất hấp dẫn.
    -Quả chòi mòi già có thể dùng làm nguyên liệu lấy chất chua nấu canh.

    b-Quả chồi mòi chín dùng để ăn chơi:
    Quả chòi mòi khi chín có hạt cứng, phần vỏ quả chuyển thành màu đen, phần thịt quả mọng nước có màu tím. Quả có vị chua ngọt dùng để ăn chơi, rất được trẻ em và các cô thôn nữ ưa thích.

    c-Dùng cây chòi mòi làm cây cảnh
    Do cây chòi mòi có nhiều cành cong queo, sống nhiều năm (50-60 năm), có hoa và quả đẹp nên được dùng làm cây cảnh rấp phổ biến ở Việt Nam, Đông Nam Á và Trung Quốc.
    Loài cây cảnh thường trồng ở dạng Bon sai ở Việt Nam là cây Chòi mòi bụi (Antidesma fruticosa (Lour) Muell-Arg).

    d- Các bộ phận cây chồi mồi dùng làm thuốc
    Theo Đông y các bộ phận cây chồi mòi có tình vị và tác dụng như sau:
    -Lá dùng ngoài đắp chữa đau đầu.
    -Cành non dùng để điều kinh.
    -Vỏ cây chữa ỉa chảy và làm thuốc bổ.
    -Hoa chữa tê thấp.
    -Quả có vị chua, ăn được, dùng để chữa ho, sưng phổi.
    Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn.

    Các bài thuốc từ cây chòi mòi

    1. Chữa Ỉa chảy: dùng vỏ Chòi mòi, vỏ cây Van núi và Gáo tròn, mỗi thứ đều nhau, độ một nắm, cho thêm 600ml nước sôi hãm lấy nước chia ra uống 2-3 lần trong ngày.
    2. Thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh: dùng vỏ Chòi mòi và vỏ Dứa thơm (lấy 7 miếng vỏ Chòi mòi dài 5-6cm, rộng cỡ 2 đốt lóng tay và lượng vỏ Dứa thơm cũng tương đương) cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1/3. Dùng uống để lấy lại sức, giữ da dẻ sau khi sinh.
    3. Ðiều kinh: dùng cành non Chòi mòi với rễ Ðu đủ, mỗi thứ một nắm to (50g) cho vào 2-3 bát nước đun sôi trong 1-2 giờ lấy nước uống trong ngày.
    4. Chữa Ðau đầu: dùng lá Chòi mòi tươi giã ra đắp vào thóp thở trẻ sơ sinh và vào đầu trẻ em bị cảm cúm.





  10. #20
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    Nhót Bonsai

    Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh.

    Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh.
    Theo YHCT, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Rễ có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng hằng ngày: quả 8 - 12g (5 - 7 quả khô), lá tươi 20 - 30g, lá và rễ (khô) 12 - 16g. Dùng ngoài dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, không kể liều lượng. Theo các thực nghiệm về sinh học, lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm; đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei. Trên động vật thí nghiệm, lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính; tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung.

    Các dược liệu từ nhót thường được dùng trị một số chứng bệnh sau đây:

    Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: 20 - 30g lá nhót tươi hoặc 6 - 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ. Có thể uống liền 1 - 2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Hoặc dùng dưới dạng bột khô lá nhót, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam. Lưu ý: khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, lạnh: cá cua, ốc, ếch...

    Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 - 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
    Trị ho, hen, khó thở: có thể dùng quả nhót 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

    Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam: rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt...
    Kiêng kỵ: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.
    Khi sử dụng nhót, cần tránh nhầm lẫn với vị thuốc nhót tây, còn gọi nhót Nhật Bản, hay tỳ bà diệp. Nhót tây mọc hoang và được trồng ở nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội... Nhót tây cao tới 6 - 8m. Lá mọc so le, hình mác, có răng cưa, dài 12 - 30cm, rộng 3 - 8cm, phía mặt dưới của lá có rất nhiều lông màu xám hay vàng nhạt. Đây là đặc điểm nổi bật để phân biệt với nhót. Lá nhót tây cũng được sử dụng để trị ho, hen.
    GS. TS. Phạm Xuân Sinh

    Loại Nhót của Việt Nam





    Nhót của Đài Loan - Cây do CÔng Ty CP Vạn Niên Tùng nhập về



    Quả của loại Nhót này


Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •