Cây hút dinh dưỡng như thế nào?

Các nhà khoa học đã lấy mẫu từ các bộ phận thân, rễ, lá, hoa, quả của các loài cây khác nhau để tiến hành các phân tích hóa học tỉ mỹ xem chúng do những nguyên tố nào tạo nên. Kết quả trung bình được tóm tắt trong bảng 1. Ngày nay đã được trình bày ở các sách giáo khoa trung học.

carbon : 400-500 g/kg.

Hydro : 60-70 g/kg.

Oxy : 420-450 g/kg.

Nito : 10-30 g/kg.

Lưu huỳnh : 1-6 g/kg.

Phospho : 1-5 g/kg.

Kali : 20-40 g/kg.

Magie : 1-7 g/kg.

Canxi : 10-20 g/kg.


-9 nguyên tố trên chỉ là đại diện trong số hơn 60 nguyên tố phân tích được. Số còn lại có mặt trong cây ở số lượng rất nhỏ nên được gọi là các chất vi lượng để phân biệt với các chất đa vi lượng như ở bảng 1.

-Carbon có mặt ở tất cả các chất hữu co cùng với Hydro và Oxy tạo nên bộ xương cho các chất hữu cơ phức tạp có phân tử lớn như xenlulozo, axit amin và protein, các axit nucleic, các vitamin...

-Nito tham gia tạo nên protein và các axit amin giữ vai trò cực kỳ quan trọng hoạt động sống của tế báo thực vật. Tỷ lệ protein (%) trong nông phẩm rất thay đổi và là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng nông phẩm. Photpho thường gọi là lân và lưu huỳnh tham gia chủ yếu vào các axit nucleic và giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong trao đổi năng lượng của tế bào thực vật. Kali giúp cho tế bào thực vật giữ được áp suất thẩm thấu, quyết định cơ chế đóng mở các khí khổng trên bề mặt lá và giúp đỡ vận chuyển các chất ra, vào tế bào. Canxi kết hợp với các protein để tạo ra một loại xi măng kết dính các sợi xenlulo, tạo khung cho sự vươn ra của cây trong không gian, để hấp thụ tối đa C, H, O, N và các chất dinh dưỡng khác.

-Các chất Mg và Fe giữ nhiều vai trò khác nhau, chủ yếu nằm trong cơ cấu chất diệp lục, chất xúc tác cho quá trình sản xuất đường trong lá từ khi cacbonic trong không khí và nước với năng lượng từ ánh sáng mặt trời.

-Vai trò của các chất vi lượng rất đa dạng, trong phạm vi bài viết nhỏ này không thể trình bày hết được. Tuy nhiên một điều đã được khoa học khẳng định là chúng quan trọng không kém các chất đa lượng, đặc biệt trong một số điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho việc hấp thụ bình thường của cây, thì hiệu quả của phân bón, hoặc dung dịch dinh dưỡng thủy canh rất phụ thuộc vào sự có mặt của các chất vi lượng. Một số chất vi lượng mà sự hấp thu của cây trồng dễ gặp sự cố hơn cả được ghi trong bảng 2, đó cũng là các chất vi lượng mà các nhà trồng trọt quan tâm và sử dụng vào các lúc thích hợp.

-Rễ là cơ quan làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng chủ yếu của cây. Vì vậy, trong các điều kiện bình thường, muốn cây sinh trưởng tốt, thì trước hết bộ rễ phải khỏe mạnh. Vì rễ nằm dưới mặt đất không nhìn thấy trực tiếp, nên trong sản xuất người nông dân thường ít nhạy cảm hơn trong việc chăm sóc các bộ rễ.

-Không phải toàn bộ diện tích bộ rễ làm nhiệm vụ hút dinh dưỡng mà tập trung ở các miền lông hút ở đầu các rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều hoặc phân nhánh ngay ở gốc, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Lông hút là những tế bào đặc biệt, rất dài (0,7-1mm, đường kính 0,012-0,015mm) 1cm2 diện tích bề mặt rễ tơ có 200-500 lông hút, đặc biệt ở các cây hòa thảo có thể có đến 2000 lông hút/cm2. Một cây có thể có trên 1 tỷ lông hút. Cây lúa và các cây thuộc họ Hòa thảo có trên 10 tỷ. Tổng bề mặt hút dinh dưỡng của các cây trên 1m2, như thế có thể từ 10m2 đến 100m2.

-Các chất dinh dưỡng đi từ dung dịch đất vào cây thông qua một cơ chế hút tích cực, vì trong dung dịch đất nồng độ của chúng rất loãng, rất khó chuyển vào dịch tế bào lông hút rễ có rồng độ cao hơn. Sở dĩ các chất dinh dưỡng đi ngược chiều được vì:

40px

-Tất cả các yếu tố gây trở ngại cho hô hấp của rễ đều làm cản trở sự hút dinh dưỡng. Nói theo cách của bà con nông dân, cây bị nghẹt rễ. Nghẹt rễ có thể ở nhiều mức độ nặng nhẹ, nếu đất bí, mặt đất đóng váng, đất chứa nhiều chất hữu cơ chưa phân hủy, trong đất có tích tụ các độc chất hô hấp cho rễ (H2S, phèn, mặn...), ngập úng lâu ngày... có thể gây ra nghẹt rễ nặng.

-Ở các điều kiện gây ra nghẹt rễ cho cây, dù trong đất có chứa chất dinh dưỡng cũng chỉ hút được 1 phần. Khả năng lựa chọn hút theo nhu cầu của cây bị phá hủy.

-Trong thực tế canh tác, rất khó tạo ra một điều kiện lý tưởng để cho rễ hoàn toàn không bị nghẹt. Chậm xáo xới, một trận mưa kéo dài, vết chân của người hay súc vật, sự phân hủy của phân hữu cơ hay hóa học vào lúc mới bón vào đất đều ít nhiều ảnh hưởng đến hàm lượng oxy trong đất và gây ra nghẹt rễ nhẹ.


-Rễ có thể không hút được một số chất dinh dưỡng, mặc dù cây đang rất cần, vì các chất này không ở dạng dễ tiêu có nghĩa là không hòa tan được vào nước để cho rễ hút được. Có rất nhiều hiện tượng xảy ra từng ngày từng giờ trong đất là cho các chất dinh dưỡng trong đất hoặc trở nên khó tiêu hoặc mất đi. Lân dễ bị các nguyên tố như nhôm, sắt kết tủa ở các vùng đất chua phèn làm cho cây luôn luôn thiếu lân. Kali dễ bị rửa trôi do nước mưa, nước tưới. Urê bón vào đất nhanh chóng bị các vi sinh vật trong đất chuyển hóa thành dạng đạm nitrat. Ở dạng này rễ dễ bị rửa trôi hoặc bị chuyển hóa tiếp thành nito phân tử và bay vào khí quyển. Vi sinh vật và cỏ dại cũng cạnh tranh dữ dội với cây trồng để hút chất dinh dưỡng. Một gram đất có hàng tỷ vi khuẩn, nấm, chúng hút chất dinh dưỡng và chỉ khi chết đi mới hoàn trả lại các chất này cho vùng rễ.

-pH (độ chua) là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự hút dinh dưỡng của rễ cây. Ở đất kiềm (pH >7) hầu hết các chất vi lượng đều trở nên khó tiêu, cây cần mà không hút được. Ở đất chua quá (pH <4) một số kim loại độc cho rễ được giải phóng ở mức độ dư thừa làm tổn hại đến các tế bào lông hút.

-Nước giữ vai trò quyết đinh đối với dinh dưỡng của cây. Như trên đã nói, các chất dinh dưỡng cần được hòa tan trong dung dịch đất thì các tế bào lông hút mới sử dụng được. Các thể keo đất là nhân tố chủ yếu để giữ nước trong đất và vì vậy có quan hệ chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng của cây. Hai thể keo chính của đất là phần đất sét và mùn . Đất cát nghèo sét và mùn có sức giữ nước rất kém. Đất thịt nặng giàu sét ít mùn, có thể có sức giữ nước rất cao nhưng lại không đủ thông thoáng giúp tế bào lông hút hô hấp và trao đổi chất dinh dưỡng.