<font color="#800000">
Hành tây-Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

Đất và chất dinh dưỡng:

-Đất: Loại đất tốt nhất cho hành tây là đất nhẹ, tơi xốp, giàu chất hữu cơ. Trồng hành tỏi trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, nhiều mùn thường cho năng suất cao. Đất màu mỡ sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây hành sinh trưởng phát triển. Trên đất cát pha hành tây chín sớm hơn so với đất thịt, nhưng năng suất sẽ thấp hơn. Đất trồng hành phải cách xa khu công nghiệp, nghĩa địa và hầm mỏ. Đất để gieo ươm hạt phải nhỏ, không có sỏi, đá và tiêu nước tốt. Độ pH từ 6,0-6,8 với điều kiện cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu độ pH dưới 6 thì cây sẽ mẫn cảm với cà chua, dẫn đến năng suất và chất lượng giảm.



-Dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi nếu trồng theo phương pháp thủy canh.

-Phân hữu cơ đặc biệt là phân gà, vịt có tác dụng tốt đối với hành tây. Loại phân này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho hành tây, đặc biệt là nguyên tố kali(K) rất cần thiết cho hành tây. Mặt khác, phân hữu cơ góp phần cải tạo đất, làm cho tầng đất mặt luôn tơi xốp, thoát nước. Điều này rất có ý nghĩa với sự sinh trưởng của hệ rễ hành tây. Không được dùng các loại phân hữu cơ chưa hoai để bón cho hành.

-Đạm: Có tác dụng đối với sự sinh trưởng của hành tây, đặc biệt là hệ rễ. Khi có đầy đủ đạm thì sự sinh trưởng của cây, lá và đường kính củ tăng rõ rệt. Do đó, đạm là yếu tố quyết định quan trọng đến năng suất. Cây đủ đạm lá có màu xanh tối, lá thẳng và tròn. Nếu dư thừa đạm, đặc biệt là nửa thời kỳ sau thì sẽ làm cho lá sinh trưởng mạnh, lá mỏng, có hiện tượng vống. Ống lá không tròn, biến dạng, dễ bị gãy, cổ cây hành(nơi tập trung bẹ lá) phát triển mạnh, khiến cho hành lâu chín già, giảm khả năng vận chuyển và bảo quản.



-Hành tây mẫn cảm với lân và kali, lân cần thiết cho suốt quá trình sinh trưởng của cây. Cây con đặc biệt mẫn cảm với sự thiếu hụt lân trong đất. Đất thiếu lân, năng suất sẽ giảm. Lân xúc tiến sự hình thành, phát triển và chín già của củ hành. Lân làm tăng khả năng bảo quản của hành tỏi.

-Kali rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây hành, kali có tác dụng làm tăng năng suất hành, trên nến lân và đạm đầy đủ. Kali còn làm tăng chất lượng hành, kali làm tăng hàm lượng đường và vitamin.

-Kỹ thuật bón phân cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ hành. Về nguyên tắc: Ở thời kỳ đầu, khi bắt đầu hình thành củ thì bón nhiều đạm một chút, bón kali và lân với liều lượng vừa phải. Khi thân củ(củ hành) phình to và thành thục cần tăng cường bón kali và lân. Hạn chế hoặc ngừng bón đạm tủy thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây.



-Nguyên tố vi lượng cũng ảnh hưởng đến năng suất hành tỏi:

+Đất thiếu nguyên tố đồng(Cu) làm cho cây hành yếu, màu sắc kém, giảm khả năng bảo quản. Khi bón đồng một cách hợp lý sẽ làm cho mẫu mã củ đẹp, củ mau chín già.

+Đất thiếu nguyên tố Magie(Mg) gây ra bệnh vàng lá, đặc biệt ở đất giàu mùn và tính kiềm cao, khiêm trọng hơn là cây có thể chết.

+Thiếu nguyên tố mangan(Mn) gây ra bệnh vàng ở gân lá, lá bị cong và nhăn, cây cằn cỗi.

+Hiệu quả của nguyên tố Bo lớn hơn Mn. Có thể ngâm hạt trước khi gieo hoặc phun dung dịch vi lượng vào thời kỳ hình thành củ 2-3 lần, khoảng cách giữa các lần phun khoảng 15 ngày.</font>