Phân bón cây cọ dầu
Cây lưu niên sống được hơn 200 năm nhưng chỉ có giá trị kinh tế trong 20-25 năm (ở vườn ươm 11-16 tháng,vụ thu hoạch đầu tiên vào khoảng 32-38 tháng sau khi đưa ra trồng, sản lượng cao nhất ở 5-10 năm sau khi trồng).

Giống lai Dura x Tenera được trồng rộng rãi nhất. Giống cọ Clonal mới thấy có ứng dụng trong thương mại từ cuối những năm 1990.

Bộ phận thu hoạch là quả (buồng, chùm). Dầu cọ được lấy từ cùi (thịt) khoảng 45-55% và từ hạt (50%). Mức dầu có thể chiết ra được (từ chùm quả tươi chín) là 20-24%.

Cho đến 1990 sản lượng cao nhất đạt được là 46 tấn chùm quả tươi chín trên mỗi hecta, và từ đó thu được 10,6 tấn dầu cọ thô tính trên ha.

mọc ở những vùng thấp ở miền nhiệt đới ẩm(từ 15 độ vĩ bắc đến 15 độ vĩ nam) có mưa đều trong năm với lượng 1800-5000mm. Thích hợp với nhiều loại đất và với pH thấp nhưng nhạy cảm với pH cao (trên 7,5) và nước đọng.

Nhu cầu hấp thụ/lấy đi chất dinh dưỡng

Nhu cầu chất dinh dưỡng rất khác nhau tùy theo nhu cầu của các giống cây và tùy các yếu tố thời tiết (như nước, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ). Chẳng hạn ở Malaixia năng suất và lượng chất dinh dưỡng là bị hấp thụ đều cao hơn nhiều so với Nigieria vì hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng (tính bằng tỷ lệ: lượng hấp thụ/tấn quả tươi chín) ở Malaisia cao hơn, còn ở Nigieria thì do khí hậu khắc nghiệt (mùa khô rất dài còn trong mùa mưa thì số giờ được mặt trời chiếu vào lại hạn chế). Hậu quả của đa số các yếu tố đó là năng suất quả bị giảm còn quá trình tăng trưởng ít bị ảnh hưởng.

Trong năm đầu lượng chất bị hấp thụ rất ít (cây bị "choáng" khi chuyển từ vườn ươm ra đồng) nhưng tăng dần vào khoảng năm thứ nhất đến năm thứ 3 (đến lúc thu hoạch) rồi ổn định vào khoảng các năm thứ năm và thứ 6.

Số liệu phân tích cây

Cây cọ dầu ra lá (và quả) quanh năm với mức độ khá đồng đều nên có thể dựa vào kết quả phân tích lá. Mô đại diện cho cây cọ trưởng thành là phần giữa của lá chét (không lấy gân) của lá lược thứ 17.


Các mức độ tối ưu có thể biến đổi khá nhiều theo các điều kiện như độ ẩm, cân bằng dinh dưỡng, giống cây trồng, khoảng cách... Vì thế ta nên dựa vào nồng độ tới hạn hoặc khoảng tối ưu chứ không nên dựa vào những giá trị(con số) tuyệt đối.

Những kết quả sai khác về K và Mg thường lớn hơn những sai khác về N và P do có sai số lớn hơn việc lấy mẫu trên thực địa và do nhạy cảm hơn đối với các yếu tố thời tiết (như độ ẩm hoặc độ chiếu sáng của mặt trời).

Những hiện tượng thiếu chất


N thường bị thiếu trong những điều kiện bị ngập nước, nhiều cỏ dại và mặt đất bị xói mòn. Triệu chứng là thường thấy các lá chẹt bị cứng, nhạt úa là mất đi độ bóng thường có. Nếu để kéo dài thì số chùm quả sẽ bị giảm và quả sẽ bị bé đi.

Hiện tượng thiếu P thường không thể hiện ở lá nhưng chiều dài của lá lược, độ lớn của chùm quả và đường kính của thân cây đều giảm. Phần lớn đất có cọ dầu mọc đều chứa rất ít P nhưng cây tỏ ra rất có khả năng sử dụng P của đất và của phân bón.

Hiện tượng thiếu K rất phổ biến và đó là nguyên nhân chính làm giảm năng suất của các vùng đất cát hoặc đất bùn. Triệu chứng thường gặp nhất là các đám đốm da cam. Đầu tiên là có những đám màu lục nhạt xuất hiện ở các kẽ lá ở lá già; nếu càng thiếu K thì các đốm này hóa màu da cam hoặc đỏ-da cam và bắt đầu có hiện tượng khô từ phía các ngọn và rìa ngoài của lá chẹt. Những triệu chứng khác là "vết lớn màu da cam" và vàng ở giữa ngọn. Ở các vùng đất giữ nước quá kém (cát và bùn) hiện tượng thiếu K có thể nhanh chóng làm cho lá lược bị khô trước hạn. Các chất vi, trung và đa lượng đều được tập trung trong dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi với liều lượng và tỷ lệ chính xác.


Ở những nơi vùng đất axit và đất có cấu trúc nhẹ, lớp đất trên bề mặt bị xói mòn, thì hiện tượng thiếu Mg thường xảy ra. Triệu chứng là các lá nhỏ của những tàu già bị vàng và những lá phơi ra nắng bị vàng nhiều hơn.

Trên phần lớn diện tích trồng dừa chưa thấy có biểu hiện thiếu S. Hình như các nguồn phân N (amoni sunfat) và Mg (kieserit) đã cung cấp đủ nhu cầu cho cọ dầu.

Hiếm thấy có hiện tượng Ca, còn cái lợi lớn nhất của việc bón Ca (vôi hoặc đôlomit) có lẽ làm cho lớp rau cỏ ở bề mặt tăng trưởng tốt hơn và làm cho P dễ hấp thụ hơn.

Tuy Cl là chất vi lượng đối với phần lớn cây trồng, nhưng với cọ dầu (và dừa) thì cần có một nồng độ cao hơn mới phát triển tốt và có năng suất cao, nên Cl được xếp vào loại các nguyên tố thứ yếu (loại hai). Cho đến nay chưa thấy có triệu chứng rõ về thiếu Cl ngoài dấu hiệu nước trong những đợt hạn.

Cho đến nay thì chỉ có B là chất vi lượng có ý nghĩa quan trọng. Dấu hiệu đầu tiên về thiếu B là các mô no chậm lớn. Thiếu B lá sẽ bị biến dạng, nhăn nheo, cứng, dòn và có màu lục xẫm. Những hiện tượng đặc trưng là: Lá lược ngắn, lá bị nhăn, lá cong như lưỡi câu và lá tẻ ra như xương cá.

Hiện tượng thiếu Cu là phổ biến ở những vùng đất bùn và những vùng đất cát dễ bị rữa trôi khi mưa to. Triệu chứng là cây bị còi úa (bắt đầu từ ngọn lá chẹt non), các đốt bị ngắn và bị khô.

Người ta chỉ mới phát hiện được những trường hợp cá biệt thiếu Fe, Zn, Mn. Bạn sẽ không cần lo về việc cây thiếu dinh dưỡng khi dùng dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi và kết hợp với bút đo nồng độ dung dịch dinh dưỡng thủy canh TDS giá rẻ để đo nồng độ chất rắn hòa tan trong dung dịch.

Khuyến cáo dùng phân

Khi khuyến cáo dùng phân phải tính đến các điều kiện kinh tế (giá phân bón và giá thành sản xuất) và môi trường đất (đất và khí hậu). Tùy trình độ quản lý nông nghiệp mà cải tiến dùng phân. Phân có hiệu lực mạnh mẽ nhất từ năm đầu đến năm thứ sau.

Chọn cây giống khỏe mạnh là điều kiện tiên quyết để sớm thu hoạch và sản lượng cao. Phần lớn các loại phân hỗn hợp đa chất dạng hạt (NPK + các chất vi lượng) là rất tốt cho cây giống ở vườn ươm dùng những lượng tương đương từng thành phần.

Có thể bón khoảng 1,5-8 kg/cây amonisunfat (AS) hoặc lượng tương đương khác của N, tùy thuộc ảnh hưởng của lượng mưa, thời gian mưa phân bố ra sao và cường độ bức xạ mặt trời.

Mức phân P là khoảng 0,5-2 kg/cây/năm trisupephotphat (TSP) hoặc chất t u owng đương khác.

Mức phân K là khoảng 1-5 kg/cây phần KCl tùy đất và năng suất.

Để duy trì sự tương hợp tốt giữa phân với năng suất cao ở những cây già cần chọn để tỉa bớt để giảm mật độ cây đồng thời tạo chế độ bón phân tốt và phải có mưa đầy đủ.

Công trình nghiên cứu mới đây về khai thác tối đa sản lượng cọ dầu truyền thống cao ở Malaisia đã chứng minh rằng nếu phối hợp việc quản lý nông nghiệp toàn diện với việc tăng cường sử dụng phân thật cân đối thì có thể nâng sản lượng cọ dầu lên 30-40%.

Nếu quản lý tốt và dùng phân thích hợp ta có thể xóa đi sự tách biệt giữa các vùng đất vốn có độ phì khác nhau nhiều miễn là điều kiện về độ ẩm được bảo đảm.

Các dạng phân ưa dùng và cách bón

N: Amonisunfat (AS) được ưa chuộng hơn nhưng chắc rằng urê sẽ là nguồn phân chiếm ưu thế. Để tránh mất N do bay hơi cần phải bón urê vào những thời điểm chắc chắn mưa. Những nguồn phân N khác là amoni clorua(AC) và amoni nitrat (AN). Với những cây cọ dầu còn non nên rải nhiều phân N lên phần đai quanh gốc đã làm sạch cỏ. Không bao giồ nên bón N thành một dải hẹp quanh gốc cây vì như vậy sẽ bị thất thoát nhiều và có thể làm hại rễ. Nếu bón nhiều N thì nên chia thành làm vài ba lần. Ở các vùng đất có mùa khô dài thì nên bón N lần cuối ít nhất vào 3-4 tháng trước đầu mùa khô (lượng N cao trong lá sẽ đòi thiêu thụ nhiều nước hơn).
K: Kali clorua (KCl) là nguồn K duy nhất có ý nghĩa. Bón KCl có lợi là cung cấp clorua-một nguyên tố thường thiếu đối với cọ dầu. Khi cây còn non (dưới 4 tuổi) nên rải đều lên vùng vành đai, khi cây đã trưởng thành thì nên bón vào giữa các hàng cây.

Mg: Kiecerit (MgSO4.H2O) là nguồn Mg chính bón cho cọ dầu. Những nguồn phân Mg khác là kali magie sunfat và đolomit (chỉ dùng được cho đất axit). Nên bón Kieserit vào vành đai còn đolomit thì nên bón vào giữa các hàng.

Cl: Kali clorua là nguồn chính của Cl. Ở vùng đất đã giàu K thì có thể dùng amoni clorua để thay thế.

B: Các nguồn phân B là các muối natri bonat (Na2B4O7.10H2O7, Na2B4O7.5H2O). Nên bón phân B vào vành đai làm cỏ. Việc bón phân B vào nách lá tuy có hiệu lực hơn nhưng không nên làm vì có thể B sẽ phân bố không đều trong cây và gây ngộ độc.

Cu: Một lần bón 50g/cây đồng sunfat là đủ để khắc phục tình trạng thiếu Cu. Ở vài vùng đất bùn có thể bón thêm 1 lần.